Vì sao sợi tổng hợp hay bị xù lông, bị vón thành cục?

Trong vô số mặt hàng dệt may, hàng may bằng sợi tổng hợp hoặc có pha sợi tổng hợp được nhiều người ưa chuộng, sợi tổng hợp có nhiều ưu điểm: bền, khó phai màu, ít bị co nước, giữ nếp là tốt… Nhưng trong quá trình sử dụng, đồ dệt may bằng sợi tổng hợp có nhược điểm dễ bị xù lông, có hiện tượng vón cục ở ngoài mặt. Tại sao vậy?

Sợi tổng hợp là dùng các hợp chất hoá học, qua quá trình kéo sợi mà thành. Qua kéo sợi sẽ được các loại sợi đều, bóng, hình sợi có dạng tròn, bóng. Khi đem sợi này dệt thành vải, giữa các sợi dệt trong vải có lực bám nhau nhỏ. Trong quá trình sử dụng, các loại vải này bị co kéo, vò, xát, các sợi dệt có thể bị dời chuyển, trượt lên nhau, đưa đến kết quả làm xuất hiện các sợi lông mịn trên bề mặt vải, lụa. Các sợi lông mịn do rất bền nên không dễ dàng mà rơi khỏi bề mặt vải. Do đó các sợi lông nhỏ ở gần nhau khi bị ma sát sẽ bị xe lại kết hợp thành sợi thô hơn, hình thành những cục hình cầu nằm trên bề mặt vải.

Đồng thời khi bị ma sát, các sợi vải sẽ xuất hiện tĩnh điện. Do có lực tĩnh điện, các hạt bụi trong không trung và các hạt bụi có sẵn trên bề mặt vải bị hấp phụ và bám vào đầu các sợi lông mịn. Do đó các hạt hình cầu nhỏ nổi rõ, lớn lên, trở nên chắc hơn thành các nốt sần bám chắc vào vải; với loại hàng dệt bằng sợi pha với sợi động, thực vật, lực bám giữa các sợi dệt cũng nhỏ, nên với các loại hàng dệt bằng sợi pha cũng hay có hiện tượng xù lông vón cục.

Để ngăn ngừa sự xù lông, vón cục trên các hàng dệt bằng sợi tổng hợp, không ít loại hàng dệt may, khi kéo sợi người ta phải dùng các phương pháp công nghệ thích hợp, ví dụ dùng cách xử lý định hình gia nhiệt bằng nhựa làm cho độ bám của các sợi dệt chắc hơn, khó bị trượt lên nhau, nhờ đó không xuất hiện hiện tượng xù lông, vón cục trên bề mặt vải, trên hàng dệt.

Vì sao các nhà du hành hay mất ngủ?

Mất ngủ và ngủ không sâu là “chuyện thường ngày” của các nhà du hành, nhất là khi họ ở trên vũ trụ dài hạn trong điều kiện không trọn lượng. Việc...

Tại sao tuổi thọ của một số loại thực vật cực ngắn?

Những chuyện thú vị trong thế giới tự nhiên nhiều vô kể, không biết các bạn đã chú ý đến chưa, bất luận là các loại cây cao đến 100 mét hoặc những cây...

Tại sao con cúi dúi còn có thể sinh tồn được đến ngày nay?

Con cúi dúi vừa không có răng sắc như đoản kiếm, không có móng sắc nhọn, lại không có sừng cứng nhọn để làm vũ khí tự vệ, nhưng lại có thể được coi là "hoá thạch sống" tồn tại đến ngày nay.

Vì sao mực xanh đen được ưa chuộng?

Các loại mực thường dùng có màu đỏ, xanh và xanh đen. Với hai loại mực đỏ và xanh, chữ viết ra rất nét, nhưng nếu gặp nước, dễ bị nhoè đi.

Tại sao cây thường xuân lại có thể leo lên tường cao?

Cây thường xuân có thể leo lên trên tường cao một cách ngay ngắn, xum xuê nên con người gọi nó là “thực vật làm xanh hóa”. Trong các khu vườn, ta thường thấy cây thường xuân leo được rất cao, lên các bức tường đá và thân cây

Máy bay hàng không là gì?

Máy bay hàng không là một loại thiết bị đang được nghiên cứu, tên gọi đẩy đủ của nó là máybay hàng không vũ trụ. Nó vừa có thể bay trên bẩu trời, vừa...

Tại sao điện thoại đồ chơi của trẻ em cũng có thể truyền tiếng nói?

Bạn đã bao giờ chơi trò trẻ con này chưa? Dùng hai chiếc vỏ đồ hộp bằng sắt, lấy đinh đục một lỗ nhỏ ở đáy mỗi hộp, dùng sợi dây chỉ dài khoảng 20m luồn và thắt nút mỗi đầu sợi chỉ vào lỗ xâu của một ống bơ.

Tại sao lạc mốc hoặc nảy mầm thì không thể ăn được?

Vào mùa mưa, chúng ta thường phát hiện rất nhiều hạt lạc lên một lớp mốc xám đen. Lạc mốc thì có thể ăn được không? Nói chung không nên ăn lạc mốc.

Xe đông lạnh có gì đặc biệt?

Trung Quốc là một trong những nước rộng lớn nhất thế giới, nhưng do từ Nam lên Bắc cách nhau hàng ngàn km, việc vận chuyển nhiều loại vật tư thật là...