Tại sao cây hướng dương lại có hạt lép?

Đóa hoa to trên đỉnh cây hướng dương là do hàng nghìn những bông hoa nhỏ tạo thành. Mỗi một bông hoa nhỏ kết thành một hạt (trên thực tế là quả) cho nên sau khi chín trên đóa hoa chi chít đầy những hạt xám trắng xen kẽ, nhưng trong số những hạt nhỏ này thường có hạt lép.

Cây hướng dương vốn là một cây trồng thụ phấn dị hoa, phải nhờ vào các loại côn trùng như ong và gió để truyền phấn.

Có khi không may, đúng lúc hoa hướng dương nở thì gặp phải trời mưa liên miên, côn trùng cũng rất ít bay ra, kết quả không có cách nào thụ phấn cho cây nên không thể kết hạt được. Hạt lép của cây hướng dương được tạo thành như vậy. Ngoài ra nếu gieo hạt quá muộn sẽ ra hoa muộn, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thì sự thụ phấn sẽ không trọn vẹn, hạt không kết được đầy.

Nếu muốn thu hoạch tốt, thì lúc cây hướng dương nở hoa phải giúp cây vận chuyển “phấn hoa” – thụ phấn nhân tạo.

Hóa ra, hàng triệu những bông hoa nhỏ trên đóa hoa hướng dương không phải cùng lúc nở trong ngày, những boa hoa ở bên mép đóa hoa nở trước, rồi tiếp tục đến những bông hoa bên trong, lần lượt nở cho đến chính giữa là muộn nhất, cho nên thường hạt lép nhiều nhất là ở giữa. Việc thụ phấn nhân tạo không phải một lần là hoàn thành, mà phải làm nhiều lần, cách khoảng 4 – 5 ngày là một lần cho đến khi những bông hoa ở giữa nở hết mới dừng.

Phương pháp thụ phấn nhân tạo rất đơn giản, sáng sớm khi hoa hướng dương nở, cọ hai đóa hoa khác nhau mặt đối mặt với nhau, nhè nhẹ chà mấy lần, như vậy phấn hoa ở trên hai đóa hoa sẽ truyền cho nhau. Bạn lấy một chiếc găng tay vải ráp, chà lên mỗi bông hoa mấy lần, như vậy phấn hoa dính lên găng tay sẽ có thể truyền sang hoa khác.

Vì sao đại đa số các mạch tích hợp được chế tạo bằng vật liệu silic?

Ngày nay, trong các máy tính điện tử, trong các loại thiết bị điện tử, hầu hết dùng các mạch tích hợp, được chế tạo bằng các đơn tinh thể silic. Vật...

Liệu còn có thể phát hiện được các nguyên tố mới không?

Mọi vật trên thế giới đều do các nguyên tố cấu tạo nên. Ngày nay người ta đã phát hiện được 109 nguyên tố.

Vì sao ngỗng trời bay thành hình mũi tên?

Ngỗng trời là loài chim di cư trú Đông. Mùa thu hằng năm, từ quê hương Siberia, chúng kết thành đám lớn, bay đến phương Nam ấm áp. Trong hành trình dài, chúng tổ chức đội hình rất chặt chẽ...

Bạn có biết gió có khả năng phát điện không?

Mọi việc đều có tính hai mặt, gió lớn ẩn chứa sức tàn phá khủng khiếp, song nó cũng hàm chứa nguồn năng lượng rất lớn...

Viêm ruột thừa có phải do hay ăn cơm cháy gây ra không?

Trước kia, người ta thường gọi viêm ruột thừa là viêm mãng tràng, cho rằng nó phát sinh là do ăn cơm cháy, hạt cơm rơi vào mãng tràng. Thực ra điều...

Oxy trên Trái Đất có dùng cạn hết không?

Hằng ngày người và động vật trên Trái Đất đều hấp thụ oxy và thở ra cacbon đioxit. Mỗi ngày, mỗi người ở độ tuổi thành niên thở ra 400 lít cacbon...

Vì sao phải xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên?

Khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo tồn hệ thống sinh thái và các loài sinh vật tự nhiên. Mục đích xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo tồn các...

Tại sao bị bóng đè?

Hiện tượng bóng đè, hay là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy.

Tại sao vỏ cây bạch dương lại có màu trắng?

Những ai đến khu rừng lớn ở Đông Bắc sẽ bị cuốn hút bởi những rừng cây bạch dương thẳng tắp: với thân cây màu trắng, thêm vào đó có vô số những chiếc...