Vì sao đèn nêông có nhiều màu?

Vào ban đêm ở các thành phố, đô thị, nhà nhà đã lên đèn. Nào là đèn sáng trắng, đèn ánh sáng ban ngày, đèn ánh sáng cầu vồng nhiều màu, khoe sắc lung linh giống như ngày hội hoa đăng.

Đèn cầu vồng rất đẹp, thật xứng với tên gọi đó. Nhưng tại sao người ta lại gọi là đèn ánh sáng cầu vồng? Điều đó liên quan đến một câu chuyện lý thú.

Vào năm 1898, hai nhà hoá học Anh là Rumsei và Gravers đã quan sát trong không khí lỏng có một chất khí lạ, hai ông đã cho chất khí này vào ống nghiệm và bịt kín. Khi cho dòng điện chạy vào hai đầu ống nghiệm, ống nghiệm thuỷ tinh vốn không màu đã rực sáng màu đỏ rất đẹp.

Bóng đèn nêông đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ngẫu nhiên như thế đó.

Hai nhà hoá học hết sức vui mừng. Loại khí mới gắn liền với "đèn đỏ", hai nhà hoá học lấy tên gọi Hy Lạp là "neos" có nghĩa là mới và đặt tên là nêông. Khi nạp khí nêông vào ống thủy tinh có hình dáng khác nhau, ta có đèn màu đỏ. Thế nhưng chỉ dùng nêông thì chỉ có màu đỏ mà không có các màu khác, không đủ màu trong ánh sáng cầu vồng. Muốn có đủ ánh sáng cầu vồng ít ra còn cần các màu vàng, màu lục, màu lam và ánh sáng trắng. Muốn có các màu vàng, màu lục, màu lam cần phải dùng các bột có chất phát quang màu tương ứng.

Giả sử đem chất phát quang màu lam sơn phủ vào mặt trong ống thuỷ tinh, uốn ống thuỷ tinh thành chữ, thành hình hoa văn, lắp các điện cực, hút sạch không khí trong ống. Nạp khí nêông vào ống. Đóng điện, ta sẽ có hình chữ hoặc hoa văn màu phấn hồng. Nếu sơn phủ bằng chất phát quang màu lam lên mặt trong ống thuỷ tinh, nạp argon và thuỷ ngân vào ống thủy tinh ta sẽ được ống đèn màu lam tươi. Nếu lại sơn phủ chất phát quang màu lục, nạp khí nêông ta sẽ được ống đèn có màu đỏ tươi. Nếu thay khí nêông bằng khí argon và thuỷ ngân ta sẽ có ống đèn màu lục. Dùng đèn cầu vồng trang trí cho cửa hiệu, cho các bảng quảng cáo làm thành phố thêm đẹp.

Tại sao những cây đào bích trong vườn chỉ có thể ra hoa chứ không kết quả?

Trong một số công viên, vườn hoa trồng rất nhiều cây đào cảnh, mỗi năm xuân đến, cây đào nở rộ hoa, sắc hoa tươi đẹp lạ thường, nào là màu hồng, màu...

Vì sao khi đi trên dây thép phải đung đưa hai cánh tay?

Đi trên dây thép là một trong những tiết mục xiếc có từ rất lâu đời. Người đã xem qua tiết mục này đều tấm tắc khen tài nghệ điêu luyện của diễn viên...

Vì sao sau một thời gian mệt mỏi, quầng mắt lại thâm đen?

Ở nhiều người, mỗi lần mệt mỏi, đặc biệt là thiếu ngủ hoặc thức đêm nhiều, hai quầng mắt sẽ thâm đen. Đó là vì sao? Y học hiện đại phát hiện, con...

Vì sao các nhà du hành phải thở toàn ôxy trước khi ra ngoài vũ trụ?

Các con tàu vũ trụ chở người (như trạm không gian, máy bay vũ trụ hoặc con tàu vũ trụ) ở đó có áp suất không khí tương đương với mặt đất, vì vậy các...

Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?

Qua phim ảnh, chúng ta thường thấy đàn ông dưới triều nhà Thanh không để một sợi tóc nào từ trán lên tới đỉnh đẩu, nhưng đằng sau lại có bím tóc bện...

Tại sao máy tính có thể "khám bệnh"?

Có thể bạn đã nghe nói, thậm chí còn tận mắt thấy các "bác sỹ máy tính". Ví dụ chuyên gia máy tính về bệnh gan, chuyên gia máy tính về bệnh dạ dày,...

Không khí bao quanh Trái Đất được hình thành như thế nào?

Hằng ngày ta sống trong bầu không khí, hít thở không khí, vậy thực chất không khí được hình thành như thế nào? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa có câu...

Tại sao cây hướng dương lại có hạt lép?

Đóa hoa to trên đỉnh cây hướng dương là do hàng nghìn những bông hoa nhỏ tạo thành. Mỗi một bông hoa nhỏ kết thành một hạt (trên thực tế là quả) cho...

Vì sao muốn phóng tàu vũ trụ phải dùng tên lửa nhiều tầng?

Các loại vũ trụ du hành trong không trung đều dùng tên lửa để phóng lên. Chỉ khi các con tàu vũ trũ (vệ tinh, tàu thăm dò, trạm vũ trụ và máy bay vũ...