Bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực không?

Bọ ngựa là tiểu bá vương trong vương quốc côn trùng. Thân hình của nó thon dài, bề ngoài đẹp, nhưng tính cách lại rất hung ác, đặc biệt là nó có một đôi chân trước giống như chiếc "đao lớn", khiến cho nó trở thành kẻ thù đáng sợ đối với côn trùng có hại.

Trong rất nhiều sách khi miêu tả hành vi hung ác của bọ ngựa đều nói rằng, sau khi bọ ngựa cái giao phối với bọ ngựa đực, sẽ lập tức quay người lại cắn vào cổ của "chồng", dần dần ăn thịt bọ ngựa đực đến khi còn thừa lại hai mảnh cánh mới thôi. Có sách khi giải thích hiện tượng này, thậm chí còn nói rằng hành vi này của bọ ngựa là bản năng tự nhiên vốn có, bọ ngựa đực tình nguyện xả thân làm thức ăn cho "vợ" là để cho "vợ" có đầy đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng con cái.

Số phận của bọ ngựa đực sao mà bi thảm như vậy? Năm 1984, nhà khoa học người Đức Lask và nhà khoa học người Mĩ William Moris Davis đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài đối với thói quen sinh hoạt của bọ ngựa. Họ dùng máy quay phim ghi lại toàn bộ quá trình giao phối của 19 đôi bọ ngựa, kết quả phát hiện ra rằng không có một con bọ ngựa đực nào sau khi giao phối bị mất mạng vào trong bụng của bọ ngựa cái. Trái lại, bọ ngựa trong quá trình giao phối lại rất kéo dài tình cảm.

Như vậy, tại sao lại xuất hiện ý kiến là bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực được? Bởi vì, vào thế kỉ XIX có một nhà côn trùng học nổi tiếng tên là Tean Henri Fabre (1823 - 1915), trong tác phẩm nổi tiếng "Nhật kí côn trùng" của ông đã miêu tả sinh động quá trình bọ ngựa cái sau khi giao phối đã quay đầu lại ăn bọ ngựa đực trên lưng như thế nào. Từ đó về sau, hầu như tất cả các quyển sách nói đến bọ ngựa đều có cách nói như vậy.

Tình huống được miêu tả trong quyển sách của ông Jean Henri Fabre là sự tồn tại trong giới tự nhiên. Đó là bởi vì sau khi bọ ngựa cái giao phối, trong tình trạng không có đầy đủ thức ăn có thể lấy bọ ngựa đực đã hoàn thành sứ mệnh để bổ sung dinh dưỡng. Điều này giống với quy luật có một số côn trùng sau khi lột xác, ăn mất da đã lột, có một số loài động vật có vú giống cái sau khi sinh xong đã ăn mất bào thai của mình.

Vì sao phát sinh hiện tượng Enninô?

Bờ Đông Nam biển Thái Bình Dương, tức là miền duyên hải phía tây các nước Ecuado, Pêru, v.v.

Vì sao trước lúc tiêm, phải đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm?

Nếu bạn chú ý quan sát sẽ phát hiện thấy y sĩ trước khi tiêm thường đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm. Đó là để bảo đảm điều trị an toàn.

Mỗi người làm thế nào để bảo vệ môi trường?

Khí hậu ấm dần lên, lỗ thủng tầng ôzôn, mưa axit, chất thải độc hại, sinh vật hoang dã bị tiêu diệt, không khí, nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm, v.v.

Tại sao các nhà khoa học phải khám phá bí mật gene di truyền của con người?

Các nhà khoa học đang khám phá bí mật gene di truyền của con người nhằm vẽ ra bức tranh chính xác về di truyền. Không ít người sẽ hỏi, mặc dù chúng ta...

Làm thế nào biểu diễn một số thập phân tuần hoàn dưới dạng phân số?

Tất cả các phân số đều là các số lẻ thập phân hữu hạn, hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn. Các số lẻ có một số hữu hạn các chữ số gọi là số lẻ thập...

Có phải khi mưa, càng đi nhanh càng ít bị ướt đẫm nước mưa?

Thông thường khi đi trong mưa người ta cố gắng chạy thật nhanh vì cho rằng đi càng nhanh thì càng ít bị ướt đẫm nước mưa. Thực tế có phải như vậy...

Có phải tên lửa và đạn đạo là như nhau không?

Một số người cho rằng tên lửa và đạn đạo<a epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n11" title="Từ “đạn đạo” ở đây thực ra là do từ “đạo đạn” nói...

Vì sao "siêu âm B" cũng có thể chẩn đoán được bệnh?

Cùng với sự phát triển của y học, những thiết bị chẩn đoán bệnh tiên tiến không ngừng ra đời. Chẩn đoán siêu âm B chính là phương pháp chẩn đoán mới...

Tại sao đá hoa lại có nhiều màu?

Bạn đã từng đến Bắc Kinh chưa? Khi bạn đi dạo quanh Đại lễ đường nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn, đập vào mắt trước tiên là một dãy cột màu...