Vì sao người cận thị cũng có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải giới thiệu các nhà du hành vũ trụ gồm những ai.

Trước kia, đội ngũ các nhà du hành được tạo thành do các thành phần sau: một là phi công lái con tàu, phụ trách thao tác lái các con tàu trong vũ trụ; hai là các chuyên gia làm nhiệm vụ bay, phụ trách bảo dưỡng con tàu trong khi bay, hoàn thành việc phóng và sửa chữa vệ tinh hoặc các máy thăm dò trong khi bay, ngoài ra còn có nhiệm vụ đặc biệt ra ngoài con tàu để thực hiện một công việc nào đó; ba là chuyên gia bay theo, họ là những nhà khoa học hay kỹ sư bay lên vũ trụ để tiến hành các thí nghiệm khoa học. Hai loại trước là nhà du hành chuyên nghiệp, còn loại sau là phi chuyên nghiệp, chỉ cần đảm nhiệm những nhiệm vụ có liên quan với nghề nghiệp của mình mà bay lên.

Thời kỳ đầu việc tuyển nhà du hành rất nghiêm ngặt, thường tuyển từ trong số phi công lái máy bay phản lực. Có thể nói "nghìn người chọn một", cho nên yêu cầu đối với cơ thể rất nghiêm ngặt. Đương nhiên người có bệnh cận thị không thể tuyển.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật vũ trụ, các con tàu và máy bay vũ trụ đi về càng nhiều, nên số lần hoạt động của các nhà du hành ngày càng tăng lên, trạm vũ trụ thành nơi quan trọng để người ở lại trong vũ trụ. Do đó từ nay về sau càng có nhiều người lên sống và làm việc trong vũ trụ. Theo thống kê, toàn thế giới số người cần điều chỉnh thị lực chiếm 48% (chủ yếu là cận thị). Những người cận thị trong các nhà khoa học và các kỹ sư tỉ lệ còn cao hơn. Nếu đeo kính bay lên vũ trụ vừa không tiện lợi cho làm việc, vừa không an toàn, nhưng nếu không tuyển chọn họ lại là một tổn thất rất lớn. Vậy lối thoát ở đâu?

Dùng kính áp tròng có thể giải quyết vấn đề này. Nước ngoài đã để cho các nhà du hành đeo kính áp tròng bay lên vũ trụ làm thí nghiệm, không gây ra trở ngại gì và công nhận kính áp tròng là kính lý tưởng đối với nhà du hành.

Từ nay về sau, không những các nhà khoa học và kỹ sư bay vào vũ trụ không bị hạn chế về thị lực mà đối với các du khách vũ trụ trong tương lai cũng mở ra một cánh cửa mới.

Vì sao tại nước Anh lại nổ ra cuộc chiến tranh Hoa hồng?

Vào tháng 8 năm 1453, ở Luân Đôn nước Anh, bỗng lan truyền một tin giật gân: Quốc vương Hen-ri VI bị bệnh tâm thẩn.

Vì sao phải bảo vệ môi trường?

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành nhận thức chung của mọi người. Nhưng vì sao lại phải bảo vệ môi trường? Bảo vệ môi trường như thế nào?...

Tại sao phải xây dựng đường hầm?

Từ xưa đến nay, vấn đề làm đường, xây cầu luôn luôn được coi là một hành động mang lại hạnh phúc cho người dân. Trong xã hội hiện đại, đường và cầu...

Tại sao hổ thiên ngưu lại giống ong vò vẽ?

Có một loại côn trùng được gọi là hổ thiên ngưu, hình dáng của nó lại không hề liên quan gì đến loại sâu thiên ngưu mà chúng ta biết, bất luận nhìn về sự lớn nhỏ, hình dáng, màu sắc hay là các phương diện khác thì nó đều giống một con vò vẽ.

Dưới lòng đất của thành phố tương lai sẽ như thế nào?

Năm 1863, thành phố London nước Anh xây dựng thành công một đường sắt ngầm đầu tiên trên thế giới. Hồi đó tàu khách ngầm chạy bằng đầu máy hơi nước,...

"Xe mini" nhỏ đến mức nào?

Rất nhiều nước đã có những quy định và hạn chế nhất định đối với kích thước bên ngoài của ô tô đi lại trên đường phố, như vậy là để làm cho kích thước...

Thế nào là thành phố điền viên?

Trong nhiều đô thị lớn hiện đại, nhà cao tầng ngày càng nhiều, dân số càng đông đúc, giao thông ngày càng chen chúc chật chội, do đó đã mang lại những...

Bài toán “một trăm con gà” thế nào?

Vào thế kỉ thứ V ở Trung Quốc có bộ sách toán nổi tiếng là “Sách toán Trương Khâu Kiện” trong đó có bài toán trăm con gà. Đem 100 đồng mua 100 con gà,...

Vì sao đá hoa lại có nhiều màu?

Ở các công trình kiến trúc có nhiều loại cấu kiện như cột, bia chế tác bằng đá, trong đó có loại bằng đá hoa. Đá hoa có nhiều loại: loại có màu trắng...