Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là việc dễ dàng, tuy ngày nay có nhiều người bơi lặn giỏi, học được kĩ thuật lặn sâu xuống biển. Vì sao lại thế? Đó là vì điều kiện sinh lý hạn chế. Nói chung muốn lặn sâu hơn 10 -15 m thì thời gian nhiều nhất không thể vượt quá hai phút. Nếu muốn lặn sâu hơn nữa chỉ có những người cá biệt được huấn luyện đặc biệt mới có thể làm được. Theo ghi chép, đến nay người sáng tạo kỷ lục lặn sâu trên thế giới là Maiyuli người Pháp. Anh ta không cần thiết bị lặn, có thể lặn sâu 100 m, thời gian 3 phút 40 giây (đi xuống 105 giây nổi lên 115 giây).

Ở độ sâu 100 m, đối với biển mà nói là chưa đáng kể gì. Nhưng con người muốn lặn sâu hơn thì phải dựa vào thiết bị lặn và thiết bị cung cấp khí thở cần thiết. Mặc dù như thế không phải người nào cũng làm được mà chỉ có những thợ lặn được huấn luyện đặc biệt, bởi vì khi lặn sâu xuống con người phải đối mặt với những thử thách nghiêm trọng của bệnh lặn sâu. Mọi người đều biết, cứ sâu 10 m thì áp suất nước tăng thêm 1 at. Người lặn sâu 100 m phải chịu đựng áp suất tương đương 10 at. Để cơ thể có thể chống lại áp suất lớn bên ngoài, con người phải thở khí áp suất cao tương đương với áp suất của nước, nếu không phổi sẽ bị nén bẹp không thể thở được. Thợ lặn sau khi thở khí áp cao, khi nổi lên sẽ không tránh khỏi đau do khí áp giảm xuống gây ra. Lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khớp khuỷu tay, khớp vai, đầu gối đau như bị rút gân, không chịu nổi, nghiêm trọng hơn là chân không thể đi, thậm chí đau lăn lộn, đồng thời còn xuất hiện bệnh ngứa. Các chứng đó gọi là bệnh giảm áp. Nó liên quan với thợ lặn nổi lên nhanh, áp suất trong nước giảm yếu làm cho khí nitơ trong cơ thể khi chịu đựng áp suất cao nhanh chóng biến thành các bọt khí, gây cho máu trong các tổ chức, đặc biệt là trong các khớp xương lưu chuyển gặp trở ngại. Nghiêm trọng hơn là nếu các bọt khí nitơ tích luỹ vào trong những cơ quan quan trọng như hệ trung khu thần kinh, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn sẽ dẫn đến bại liệt, làm mất cảm giác, công năng hô hấp suy kiệt, nhịp tim nhanh, lực tim yếu, mạch máu não bị trở ngại sinh lý, cuối cùng dẫn đến tử vong.

Điều đáng sợ hơn là dưới áp suất cao của nước sẽ dẫn đến ngất do nitơ. Khi thợ lặn thở khí áp suất cao thì nitơ trong không khí dưới tác dụng của áp suất cao sẽ thấm vào hệ thần kinh, làm cho cơ thể ngộ độc biểu hiện thành tính tình cáu gắt, tiếp đó là chóng đầu hoa mắt, thậm chí hoàn toàn mất hết tri giác. Có thể bạn sẽ nói, nếu vậy hãy cho thợ lặn thở không khí không chứa nitơ mà thay vào đó là toàn oxi thì có thể sẽ tránh được ngất? Không phải thế. Thí nghiệm chứng tỏ thở toàn oxi thì thợ lặn không thể vượt quá độ sâu 20 m, nếu không sẽ bị ngộ độc oxi. Đương nhiên khó khăn không thể khuất phục được con người. Với sự tìm tòi không ngừng của các nhà khoa học, ngày nay người ta đã tìm ra không khí nhân tạo gồm hỗn hợp khí hêli, nitơ, và oxy. Thợ lặn được thở khí này có thể lặn sâu hơn. Độ lặn sâu nhất ngày nay có thể tạo ra được là 685,8 m.

Đương nhiên kỷ lục này chưa phải là giới hạn cuối cùng con người có thể lặn được. Nhưng áp suất của nước là vô tình, nếu không có những khoang tàu bảo hộ kiên cố thì con người rõ ràng không thể lặn sâu vô giới hạn được. Vì vậy mà nói "lên trời dễ, xuống biển sâu khó" là vì thế.

Có phải nhóm máu một người suốt đời không thay đổi?

Trước đây, người ta luôn cho rằng nhóm máu của một người suốt đời không thay đổi. Vì vậy, có người gọi nhóm máu là "hộ khẩu đỏ".

Thuỷ tinh có thể thay thế thép hay không?

Vào năm 1940, lần đầu tiên người ta nói đến một thuật ngữ rất mới "thép thủy tinh”. Thép thuỷ tinh, về thành phần không có liên quan gì đến thép nhưng...

Vì sao vận trù học lại được sinh ra trên chiến trường?

Vào thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, bọn phát xít muốn đánh gục nước Anh đã phái một đội máy bay chiến đấu hùng hậu đánh phá ba hòn đảo của...

Tại sao hiện nay không tìm thấy lăng mộ các hoàng đế triều Nguyễn ở Trung Quốc?

Trong thời cổ Trung Quốc, sau khi các hoàng đế chết đi, hẩu như bao giờ cũng xây lăng mộ. Chẳng hạn như lăng của Tẩn Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng tỉnh Thiểm...

Tại sao cá voi biết phun nước?

Các nhà khoa học nghiên cứu loài cá voi có thể phát hiện thấy hoạt động của cá voi trong phạm vi mấy cây số. Họ dựa vào điều gì để biết được trong...

Không nghiêng người, đố bạn đứng dậy khỏi ghế!

Bạn đang ngồi thẳng trên ghế, nếu nửa người phía trên không nghiêng về phía trước, hoặc hai chân không di động về phía đáy ghế, liệu bạn có thể đứng...

Mã di truyền là gì?

Mọi người đều biết, mã điện báo là do từng nhóm bốn con số tập hợp thành. Người ta dùng 10 chữ số ả Rập 0, 1, 2, 3.

Vì sao mây có màu sắc khác nhau?

Chắc bạn đã nhìn thấy mây có nhiều màu sắc. Có đám trắng mịn như bông, có đám đen xịt, có đám xám nhờ nhờ, có đám màu hồng hoặc màu tím, v.

Thế nào là vật liệu có công năng y học?

Khi các nội tạng của người như tim, phổi, thận bị bệnh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếu bị bệnh nặng có thể mất chức năng cho sự sống, uy hiếp...