Trên thế giới cây nào to nhất, cây nào cao nhất?

Trên Trái Đất có mấy trăm nghìn loài cây, trong thế giới thực vật nhiều như vậy, có những cây cỏ nhỏ bé nằm sát mặt đất, cũng có cây cao lớn mấy chục mét, thậm chí hơn trăm mét. Cây cỏ nhỏ bé nhất, tạm thời không nói tới. Vậy trên Trái Đất, loài cây nào được coi là to nhất, cao nhất.

Hãy tham gia vào cuộc tuyển chọn quán quân cây to nhất, thế thì chỉ có cây sam hồng ở Châu Mỹ mới đủ tư cách để bàn đến. Nó còn được gọi là “ông thế giới”, một ông thế giới đứng sừng sững ngay trong công viên quốc gia California của Mỹ, cao 83,79 m, từ chỗ thân cây cách đất 1,52 m thì chu vi thân là 34,93 m. Theo tính toán, có hơn 55m3 gỗ, đủ để chế tạo 5 tỷ que diêm. Vỏ cây màu hồng cam có độ dày tới 60,96 cm. Năm 1981 có người đã tính trọng lượng của nó bao gồm cả rễ là hơn 6.700 tấn. Có một điều thú vị là một hạt giống của nó chỉ nặng 4,72 miligam, do vậy có thể tính ra trọng lượng khi nó lớn đã tăng 1.300 tỷ lần.

Ở nước Mỹ từng có một cây sam hồng Châu Mỹ cao tới 142 m, đường kính thân cây hơn 12 m, có người mở một “con đường” chạy xuyên qua hốc cây cho ô tô đi qua mà không bị trở ngại. Cây sam hồng của nước Mỹ là loại cây độc nhất của nước Mỹ, tổng thống Mỹ Nison khi sang thăm Trung Quốc đã đem mầm cây sam hồng làm quà quí tặng thủ tướng Chu Ân Lai, trồng trong vườn thực vật Hàng Châu. Hiện nay, khu rừng Đan Sơn, Chiết Giang và vườn thực vật giữa rừng của Nam Kinh đều có hàng cây sam hồng, sinh trưởng rất tốt. Trồng mầm cây sam hồng trong ống nghiệm cũng là một thành công của Trung Quốc.

Nếu xét về độ cao thì cây sam hồng chưa được coi là quán quân. Châu úc còn có cây bạch đàn có tên khoa học là eucalyptus amygladena cao tới hơn 100 m, cao nhất tới 156 m. Có thể nói không còn cây nào cao hơn chúng được nữa.

Nhưng thực vật cao nhất vẫn chưa phải là thực vật dài nhất. Thực vật dài nhất là thực vật dây leo ở rừng mưa nhiệt đới gọi là bạch đằng, độ dài hơn 300 m.

Vì sao các đài thiên văn thường đặt trên đỉnh núi?

Các đài thiên văn chủ yếu là những cơ sở để quan trắc thiên văn và nghiên cứu, nên các đài thiên văn phần nhiều được đặt trên đỉnh núi.

Từ trường trái đất vì sao lại "đảo chiều"?

Chắc bạn đã từng chơi nam châm. Mẩu nam châm nho nhỏ cho dù bạn đi đến đâu cũng chỉ về phương Nam.

Vì sao hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt được vi khuẩn?

Trong cơ thể người bình thường, hệ thống miễn dịch rất hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và...

Người máy đã phát triển như thế nào?

Ngay từ thời cổ đại, Trung Quốc đã có thể chế tạo ra những thiết bị cơ cấu tinh xảo do con người điều khiển có chức năng nào đó của con người hoặc...

Vì sao mắt không sợ lạnh?

Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.

Vì sao đàn ông lấy vợ?

Tại sao và điều gì khiến cho một anh chàng tự do lông bông và vui thú, bỗng nhiên chui tọt “vào lồng”? Tại sao, tại sao thế?

Vì sao lại có loại giấy đốt không cháy?

Người ta thường nói “dễ cháy như giấy" để chỉ tính dễ cháy của giấy. Khi gặp lửa, giấy sẽ bị cháy thiêu.

Tại sao cầu Triệu Châu qua hơn một nghìn năm mà vẫn rất vững chắc?

Cầu Triệu Châu nằm ở vùng Triệu Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, xây từ năm 591-599, vào khoảng thời gian trị vì của vua Khai Hoàng đời Tuỳ, cách đây đã...

Thế nào là “giả thiết liên tục”?

Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu tập hợp số thực có cơ số không phải là X0. Để đưa ra kết luận này, điểm chủ yếu là không thể sắp xếp các số thực theo...