Like
Share
Copy link
Đi đường vấp ngã là việc bình thường. Có lúc không can gì, nhưng có lúc ngã xong, ngoài cảm giác đau, da còn bị sây sát và xuất hiện một đám bầm tím. Đó là do mạch máu ở da bị nứt vỡ, gây ứ huyết dưới da.
Dưới da có rất nhiều mạch máu. Chúng có đặc điểm chung là: tiết diện nhỏ và thành mỏng. Những mạch máu nhỏ này không chịu được lực va đập mạnh. Nếu ta ngã ngồi xuống đất, da ở mông thường không có vết bầm vì ở đó có rất nhiều mỡ. Nhưng nếu phần bị va đập nằm ở phía trước ống chân hoặc phía bên cánh tay (những nơi lớp mỡ dưới da mỏng), tất nhiên các mạch máu ở lớp tổ chức da sẽ bị phá hoại, máu trong đó chảy ra. Như ta đã biết, nếu da bị dao cắt, chỗ vết thương sẽ chảy máu. Còn trong trường hợp này, máu chảy ra bị lớp da ngăn lại không thoát ra được, nên tụ lại chung quanh chỗ bị dập. Tất nhiên, máu vừa mới chảy ra cũng có màu đỏ, nhưng vì có một lớp da ngăn lại, cộng thêm việc hồng huyết tố trong máu biến màu dưới da nên ta chỉ thấy một vết bầm. Đó chính là nguyên nhân hình thành vết bầm khi da bị va đập.
Tại sao vật liệu nhựa cũng có thể dùng làm nhà?
Tại sao khỉ có thể ăn kiểu "ngốn như hùm, nuốt như sói"?
Tại sao xe lửa cần chạy trên đường ray?
Trên thế giới thực tế có bao nhiêu loài sinh vật?
Đường dây điện thoại có thể mắc sát với đường điện không?
Tại sao có lúc sư tử lớn muốn ăn sư tử con?
Kim loại có thể tự bốc cháy?
Vì sao ở một thị trấn Nhật Bản mèo đua nhau nhảy xuống nước chết?
Vì sao Tam Hiệp-Trường Giang đặc biệt hiểm trở?