Kiến trúc tường kính có những nhược điểm gì?

Trong các thành phố lớn hiện đại hoá, nhiều kiến trúc cao tầng đã dùng kết cấu "tường kính" mới mẻ đẹp mắt. Đó là một loại kính đặc biệt, dùng công nghệ chế tạo đặc biệt như gia nhiệt, phun, trao đổi ion, hút chân không và mạ màng hoá học để mạ các kim loại như đồng, crôm, niken, sắt, vàng v.v. vào một mặt của tấm kính, hình thành một màng mỏng có màu sắc phản xạ được ánh sáng. Đi đôi với tính đột phá về chất lượng của keo gắn kính xêtôn silic, tường kính có khung kín ngày càng được các kiến trúc sư và người sử dụng ưa thích.

Tuy nhiên kiến trúc tường kính cũng có một số nhược điểm không ngờ tới. Ví dụ, một số gian nhà khi thiết kế dùng tường kính kiểu tổ ong, khiến cho khoảng không gian trong nhà tản nhiệt không tốt, phải dùng điều hoà để giảm nhiệt độ, như vậy đã làm tăng phụ tải điện lực rất nhiều. Đồng thời, do tính năng phản quang mạnh của tường kính, tạo nên hiện tượng loá mắt rất phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng về an toàn giao thông.

Làm thế nào cho tường ngoài của ngôi nhà vừa chịu trọng lượng của bản thân nó, chống động đất, chống gió lớn, nhưng lại giảm hiện tượng loá mắt và tốn điện điều hoà nhiệt độ. Các chuyên gia cho rằng, kiến trúc dùng tường bao mới mẻ để thay cho các bức tường đặc chắc truyền thống là xu thế tất yếu của kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật kiến trúc phát triển đến những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, vật liệu tường bao ngoài kính, trên thế giới hiện đã xuất hiện tường bao bằng khung thép nhẹ. Loại cấu kiện này dùng tấm thép mỏng làm vật liệu gốc, qua cán nguội mà thành, sau khi lắp ghép có thể tạo thành một hệ thống kết cấu chịu ngoại lực và hiệu quả cách âm, cách nhiệt rất tốt. Hiện nay, loại vật liệu này đã được sử dụng rộng rãi ở Anh, Mỹ. Tuy vậy, tường bao bằng vật liệu kính cũng có ý nghĩa nhất định. Nếu dùng ở vị trí thích hợp trong một ngôi nhà hoặc bố trí có ý đồ trong một quần thể kiến trúc để làm nổi bật các kiến trúc quan trọng khác, thì hiệu quả có thể rất tuyệt vời.

Ô nhiễm môi trường bắt đầu sản sinh từ khi nào?

Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên Trái Đất hoàn toàn là môi trường nguyên thủy, không có thôn ấp, thành phố, không có nhà máy, hầm mỏ,...

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

Giải mã hiện tượng ảo ảnh về thác nước

Đó là một ảo giác đã làm rối trí nhiều người từ khi Aristotle miên tả nó khoảng 2.000 năm trước đây.

Thế nào là tự động hóa văn phòng?

Tự động hóa văn phòng gọi tắt là OA, đó là kỹ thuật có tính tổng hợp nổi lên nhanh chóng từ những năm 70 của thế kỉ XX. Nó trang bị hệ thống văn phòng...

Vì sao không thể tùy tiện xây dựng công trình thủy lợi?

Từ xưa đến nay, các công trình thuỷ lợi đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của con người. Về mặt phòng lũ, vận chuyển đường sông, công nghiệp...

Tại sao nói san hô là động vật?

Mọi người thường cho rằng san hô là đá quý và hình dung nó là một khoáng vật. Do rất nhiều san hô thiên nhiên chưa được gia công đều có hình cành cây nên từ xưa đến nay rất nhiều người lại cho rằng san hô là thực vật...

Tại sao sứa có thể cắn người?

Sứa là một loài động vật bậc rất thấp, thường nổi trên mặt biển, dập dềnh theo sóng. Trong cơ thể sứa chứa trên 95% nước. Bởi vậy nhìn nó trong suốt giống như không màu sắc, rất thú vị.

Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?

Ngày đêm thay đổi, bốn mùa tuẩn hoàn, con người sống trong giới tự nhiên trước tiên cẩn phải tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Ánh nắng sáng rực, ánh trăng dịu dàng, ánh sao lấp lánh, nhật thực tráng lệ…

Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?

Cấu tạo của tai người gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai...