Vì sao ong hút mật?

Mật là thực phẩm không thể thiếu của ong, đặc biệt là vào mùa đông. 

Để làm ra mật, ong thu thập mật hoa. Vì trong mật hoa có chứa nhiều nước nên ong cần làm việc vất vả hơn để làm khô lượng nước này. Nước từ mật hoa bay hơi nhờ nhiệt và quá trình thông gió trong tổ ong. Ong còn bổ sung thêm các enzym từ chính cơ thể của mình vào trong mật ong, để biến mật hoa thành thức ăn và bảo quản cho mật không bị hỏng.

Mật ong được xếp vào các  tảng ong để mật ong chín dần. Trong khi mật ong chín, các chú ong trẻ còn xếp đi xếp lại mật hoa từ ngăn này vào ngăn khác, đồng thời cho thêm nước bọt của mình vào mật hoa. Mất từ 8-10 ngày để mật ong chín. Sau đó, ong dùng một lớp sáp để “niêm phong” các ngăn chứa mật để mật không bị hỏng. Mật này là thức ăn cho ong những khi cần thiết.

Ngoài mật hoa, ong còn thu thập phấn hoa, là nguồn đạm trong chế độ dinh dưỡng của ong. Những cục phấn hoa được ong xếp vào các ngăn trong tổ ong , nén chặt lại, rồi rót mật ong lên trên. Sản phẩm này gọi là phấn ong. Phấn ong là nguồn dinh dưỡng cho cả gia đình ong.

Như vậy, ong ăn hai loại thức ăn: Thức ăn lỏng là mật hoa và mật ong, thức ăn cứng là phấn ong. Nếu vào mùa hè, thời tiết khô hanh, không đủ phấn hoa, ong không dùng mật hoa làm mật ong, mà dùng những chất ngọt do các loài côn trùng tiết ra (con rệp xáp, rệp và rầy). Ong thu thập các chất này từ trên bề mặt các lá cây, từ những chất chứa đường trong một số các loại cây như cây thông, cây vân sam, cây sồi, liễu, cây phong, táo, cây dẻ, cây du, cây hoa hồng, cây lê, cây mận. Loại mật ong làm từ cách này ngọt ngào và quý không kém gì mật ong làm từ hoa, nhưng chỉ có điều là chúng không thể làm thức ăn mùa đông cho ong được, vì trong đó có chứa các muối khoáng.

Vì con người lấy đi một phần thức ăn của ong khi thu hoạch mật ong, nên để mùa đông ong không bị yếu hoặc thậm chí chết đói, người ta cho ong uống nước đường.

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Thế nào là sản phẩm được thiết kế theo yêu cầu sinh thái?

Từ quan điểm môi trường mà xét, mỗi loại sản phẩm mà chúng ta tiêu dùng đều mang lại gánh nặng cho môi trường. Theo thống kê, một tấn sản phẩm bình...

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?

Dùng đầu cái kim xuyên vào tờ giấy, cái kim xuyên thủng một lỗ nhỏ trên giấy rất dễ dàng. Nếu quay ngược kim lại, lấy cái đầu cùn hơi tròn tròn xuyên vào giấy thì không mấy dễ dàng xuyên thủng được giấy...

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Xăng, cồn, gỗ, than đá là những loại nhiên liệu thường thấy. Nhưng có điều kỳ lạ là khi đốt xăng, cồn thì xăng, cồn cháy hết sạch không còn lại gì.

Vì sao có thể khống chế sét bằng phương pháp nhân tạo?

Trên Trái Đất bình quân mỗi giây có một nghìn lần sét đánh. Sét có năng lượng cực lớn.

Vì sao ngày càng chế tạo kính viễn vọng lớn hơn?

Nếu sử dụng kính viễn vọng thông thường để quan sát bầu trời sao mênh mông, bạn sẽ phát hiện vũ trụ là một bầu thiên hà nhiều màu sắc, luôn biến ảo....

Khi chớp mắt, thế giới ngừng trôi?

Thực tế là khi chớp mắt, con người bị tách ra khỏi thế giới xung quanh trong khoảnh khắc. Song hiếm khi ta nhận thức được điều này bởi vì những phẩn...

Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?

Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa".

Vì sao nói núi Hymalaya từ đáy biển xa xưa dựng lên?

Nói núi Hymalaya xa xưa vốn từ biển mọc lên xem ra rất đáng nghi ngờ. Dãy núi được mệnh danh là mái nhà uy nghi của thế giới, đỉnh núi chất đầy băng...