Tại sao rừng có thể điều tiết khí hậu?

Mọi người thường nói rừng là một kho chứa nước phong phú của thiên nhiên, là bộ máy điều tiết khí hậu, cũng là vệ sĩ để giữ nước cho đất.

Có rừng, mặt đất không sợ bị gió thổi cuốn trôi nước, đất không dễ trôi mất. Gió to gặp vành đai rừng bảo hộ liền giảm dần; mưa lớn gặp rừng cũng yếu đi, nước mưa trôi dọc theo thân cây chảy từ từ xuống đất, bị cành cây, lá rụng, vỏ cây, rễ cỏ cản lại rồi dễ dàng thấm dần vào đất, mà không nhanh chóng trôi mất. Vào mùa mưa ít, lượng nước mưa được giữ trong đất một phần tụ lại thành dòng nước sạch, chảy ra khỏi rừng, bồi dưỡng cho ruộng đồng, một phần qua sự hấp thụ của rễ cây như sự bốc hơi qua lá trở lại không trung, lại biến thành mưa rơi xuống đất. Theo tính toán mỗi hecta rừng, lượng hơi nước sau một đêm tỏa vào không trung khoảng mấy nghìn đến mấy trăm nghìn kg. Cho nên không khí, nhiệt độ trong rừng được điều hoà tốt hơn vùng không trồng rừng, lượng mưa cũng phong phú hơn vùng không có rừng.

Rừng giúp cho nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp. Khi trên mặt đất có rừng che phủ, đất sẽ không bị ánh nắng Mặt Trời chiếu gay gắt, hơn nữa sự bốc hơi nước nhiều, hấp thụ nhiệt lượng xung quanh, càng có thể giảm nhiệt độ xuống, cho nên nhiệt độ mùa hè trong rừng thường thấp hơn trong thành phố mấy độ, nhiệt độ trên đất có rừng thấp hơn trên bề mặt đất đường cái mười mấy độ. Lại do rừng giống như chiếc ô bằng lá che phủ mặt đất, nên nước trong rừng không dễ bay hơi lên không trung nhanh, mà giảm nhiệt độ xuống nhanh, cho nên khi nơi không có rừng rất lạnh, thì trong rừng lại vẫn ấm áp hài hòa.

Rừng còn là một nhà máy hấp thu cacbonic và chế tạo khí oxi, nó còn có thể ngưng tụ bụi thải trong không khí, làm tan bớt khói khiến cho không khí thêm trong lành hơn. Ngoài ra rừng còn có tác dụng giảm thanh và cách âm. Có những loài cây còn có thể giảm ô nhiễm bầu khí quyển.

Thực tiễn ở nhiều quốc gia đã chứng minh khi một quốc gia có diện tích rừng che phủ chiếm trên 30% tổng diện tích toàn quốc và phân bố đồng đều thì sẽ ít gặp những tai họa thiên nhiên như hạn hán, mưa lũ...

Rừng điều tiết khí hậu, bảo vệ đất, cho nên trồng rừng, gây rừng là nhiệm vụ rất quan trọng. Hơn nữa, còn phải bảo vệ rừng nếu tuỳ tiện chặt phá rừng nhất định sẽ chịu sự trừng phạt của thiên nhiên. Mùa hè năm 1998, Trung Quốc xảy ra nạn lũ lụt lớn ở toàn lưu vực sông Trường Giang, ngoài do khí hậu đặc biệt ra, việc chặt phá rừng bừa bãi ở lưu vực sông Trường Giang là nguyên nhân chính.

Vì sao Liên hợp quốc triệu tập Đại hội môi trường và phát triển?

Vấn đề môi trường và phát triển quan hệ đến sự sinh tồn, phồn vinh, tiền đồ và vận mệnh của cả nhân loại, hiện đang ngày càng được toàn thế giới quan...

Cách nào phân biệt rắn độc?

Phân biệt căn bản nhất giữa hai nhóm rắn độc và không độc là ở chỗ răng độc hay không. Răng độc khi cắn sẽ để lại vết trên da loài bị cắn.

Thảm kịch Bhopal phát sinh như thế nào?

Thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) có nhà máy liên hợp hóa chất Union Carbide sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Ngày 3/12/1984, nhà...

Tại sao máy bay trước kia có cánh đôi, còn hiện nay thì phần lớn có cánh đơn?

Từ năm 1903, hai anh em Wright lần đầu tiên lái máy bay bay lên trời xanh, lịch sử hàng không máy bay đã có thời gian dài hơn một thế kỷ. Trong thời...

Thế nào là kỹ thuật vũ trụ viễn thám?

Bất cứ vật thể nào đều có đặc tính phản xạ sóng điện từ hoặc bức xạ khác nhau. Kỹ thuật vũ trụ viễn thám (cảm nhận từ xa) tức là dùng những thiết bị...

Núi vòng tròn có phải là đặc sản riêng của Mặt trăng không?

Hơn 300 năm trước các nhà thiên văn thông qua kính viễn vọng lần đầu tiên nhìn thấy núi vòng tròn hay núi miệng phễu trên Mặt Trăng. Quả thật họ không...

Bầy sói khác đàn gặp nhau sẽ làm gì?

Thông thường thì hai đàn sói do không biết rõ về đối phương, chúng sẽ doạ dẫm lẫn nhau nhằm trấn áp đối phương.

Thế nào là mật mã học?

Nói đến mật mã tự nhiên mọi người liên tưởng đến các hoạt động chính trị, quân sự, nghĩ đến các nhân viên điệp báo. Sự thực thì ngày nay mật mã đã có...

Tổng diện tích Trái Đất được tính bằng cách nào?

Trái Đất là một quả cầu tròn. Ngày nay ngay một em học sinh tiểu học cũng biết được điều đó.