Vì sao mây có màu sắc khác nhau?

Chắc bạn đã nhìn thấy mây có nhiều màu sắc. Có đám trắng mịn như bông, có đám đen xịt, có đám xám nhờ nhờ, có đám màu hồng hoặc màu tím, v.v.. Mây có nhiều màu sắc thực chất vì đâu?

Không cần trả lời bạn cũng biết được, đó là do ngòi bút tự nhiên vẽ lên.

Độ dày mỏng của các đám mây chênh nhau rất lớn. Dày có thể đạt đến 7000 - 8000 m, mỏng thì chỉ mấy chục mét. Có mây dạng tầng rải khắp bầu trời, hoặc tích tụ thành từng đám riêng lẻ, có mây dạng sóng, v.v. rất nhiều loại. Mây dạng tầng rất dày, lúc mưa giông có thể dồn về một góc trời. Ánh sáng Mặt Trời, hay Mặt Trăng không thể chiếu qua. Màu mây rất đen. Mây dạng tầng mỏng hơn một chút và mây dạng sóng phần nhiều mang màu xám, đặc biệt là mây dạng sóng ở các bờ biển màu sắc càng xám hơn. Những đám mây mỏng ánh nắng dễ chiếu qua, đặc biệt là những đám mây mỏng do tinh thể băng cấu tạo nên, các sợi mây qua ánh nắng Mặt Trời đặc biệt rõ, giống như những sợi bông rất sáng. Dù trên trời có loại mây nào thì ánh nắng Mặt Trời, hay Mặt Trăng vẫn làm cho các vật thể trên mặt đất có bóng. Có lúc những đám mây do tinh thể băng làm nên mỏng đến mức hầu như không thấy rõ, nhưng chỉ cần thấy Mặt Trời hoặc Mặt Trăng có mấy quầng sáng là ta có thể biết được có mây. Loại mây này gọi là mây quấn màn mỏng.

Mây tích thành từng đám dày riêng lẻ, vì chiều dày lớn nên phía có Mặt Trời hầu như toàn bộ ánh nắng bị phản xạ trở lại, do đó màu rất trắng. Còn mặt phía dưới vì ánh nắng không xuyên qua được nên màu đen xám.

Khi Mặt Trời mọc hoặc lặn, vì ánh nắng Mặt Trời chiếu xiên, xuyên qua tầng mây rất dày cho nên các phần tử không khí, hơi nước và các tạp chất sẽ tán xạ phần lớn những ánh sáng sóng ngắn, còn ánh sáng đỏ và màu da cam có sóng dài thì tán xạ rất ít, do đó xuyên qua tầng mây xuống mặt đất. Ánh sáng có ánh dài (đặc biệt là ánh sáng đỏ) chiếm phần lớn, lúc đó không những chân trời phía Mặt Trời mọc hay phía Mặt Trời lặn đều là màu đỏ, ngay cả mặt dưới và các đường viền của đám mây được chiếu sáng đều biến thành màu đỏ.

Vì đám mây là do các hạt nước hoặc tinh thể băng hoặc hỗn hợp cả hai thứ tạo thành, do đó khi Mặt Trời chiếu vào sẽ tạo nên những vầng quang hoặc cầu vồng rất đẹp mắt.

Ăn hoa quả cả vỏ có tốt không?

Nhiều người trước khi ăn hoa quả không rửa sạch, chỉ dùng tay chùi qua. Điều đó không tốt.

Tại sao có thể lấy côn trùng để trị côn trùng?

Mỗi khi vào đầu hạ, trong các ruộng bông, trên một số lá dày đặc những con sâu hại bông, nếu bạn đánh dấu những lá này, sau một thời gian kiểm tra...

Các hành tinh trong vũ trụ liệu có va vào nhau?

Nếu Trái Đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, Trái Đất và các...

Vì sao lại xuất hiện mưa sao băng của chòm sao Sư tử?

Bạn đã nhìn thấy mưa sao băng chưa?

Con người lần đầu đổ bộ xuống Mặt trăng như thế nào?

Thứ ba ngày 16 tháng 7 năm 1969, một hôm nắng đẹp không có mây. 9 h 30 giờ miền Đông nước Mỹ, tên lửa vận tải khổng lồ "Thổ tinh 5" sau tiếng nổ rền...

Kiến trúc hoa viên truyền thống của Trung Quốc có gì đặc sắc?

Công viên là nơi vui chơi giải trí của mọi người trong những ngày lễ tết. Người ta đến công viên xem hoa ngắm cá, trẻ nhỏ có chỗ vui chơi riêng.

Tổ tiên của loài cá voi là động vật gì?

Loài cá voi được người ta gọi là "động vật to lớn" trên Trái Đất, thực ra nó cũng bao gồm cả các loài cá heo tương đối nhỏ.

Tại sao trong phòng chật kín người bạn không nghe thấy tiếng vọng?

Khi ở trong một gian phòng lớn, nếu không có người, bạn sẽ nghe tiếng vọng rõ mồn một. Nguyên nhân là do âm thanh bị các bức tường xung quanh phản xạ trở lại, đó chính là hiện tượng phản xạ âm thanh.

Vì sao mực nho (mực tàu) lại khó mất màu?

Nếu bạn chụp ngọn nến đang cháy bằng một cốc sứ, lúc sau trên cốc sẽ xuất hiện một lớp màu đen. Người ta gọi đó là mồ hóng.