Tại sao khỉ trên núi Nga Mi xin "phí mãi lộ" của người đi đường?

Núi Nga Mi là một trong tứ đại Phật sơn của Trung Quốc, nơi đó có rất nhiều khỉ trú ngụ, người nơi đó thường gọi chúng là "khỉ Nga Mi".

Tất cả những người lên núi Nga Mi xem khỉ đều có thể nghe thấy những lời khuyên răn như sau: trước khi lên núi để có thể trêu đùa được khỉ lại không bị khỉ quấy rầy, tốt nhất nên mang nhiều thức ăn như lạc, bánh quy hoặc hoa quả cắt nát v.v., khi gặp đàn khỉ áp sát đòi "phí mãi lộ", phải vứt một số thức ăn xuống đất, nhân lúc chúng đang bận ăn hoặc tranh giành thức ăn, phải nhanh chóng đi khỏi.

Tại sao khỉ Nga Mi lại đòi "phí mãi lộ" của người vậy nhỉ? Điều này thực ra rất đơn giản, đó là do con người tạo ra.

Bởi vì núi Nga Mi là thắng cảnh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, các du khách vô cùng khen ngợi, lũ khỉ đã quen với sự có mặt của con người, nên nhìn thấy người không hề sợ hãi chút nào. Các du khách để tăng thêm niềm vui trên dọc đường đi, nên thường vứt thức ăn để trêu đùa với lũ khỉ. Cứ như vậy, lâu dần lũ khỉ đã hình thành một phản xạ có điều kiện - nhìn thấy du khách thì phải có thức ăn để ăn. Vì thế đã xuất hiện hành vi "đòi phí mãi lộ".

Tuy nhiên, khỉ Nga Mi trong quá trình "đòi phí mãi lộ" tỏ ra rất thấu tình đạt lí. Ví dụ bạn cho khỉ một hạt lạc, thì nó dùng tay cầm lên cho vào miệng để bóc vỏ, rồi lại tiếp tục xin bạn, cho đến khi lạc ở trong tay của bạn đều cho nó ăn hết, sau đó đưa hai tay không cho nó "kiểm tra", để biểu thị "lạc của tao đã cho mày ăn hết rồi", thì nó sẽ không tiếp tục đòi bạn nữa.

Thế nào là sao lùn trắng?

Bạn đã nghe nói đến sao lùn trắng chưa? Chắc bạn sẽ nghĩ rằng đó chẳng qua là tên của một ngôi sao nào đó. Thực ra sao lùn trắng không phải là tên của...

Tại sao nòng pháo càng dài, đầu nòng càng to, đạn bắn càng xa?

Có rất nhiều loại pháo đại bác, uy lực và tầm bắn của các loại đại bác khác nhau, ngay cả trọng lượng của viên đạn cũng không giống nhau.

Tại sao cây trồng trong chậu cảnh có thể cứng cáp, nhiều dáng thế?

Bước vào vườn cây cảnh trong công viên thực vật Thượng Hải, bạn sẽ thấy có một số cây già trong chậu cảnh đã sống được mấy chục năm, thậm chí mấy trăm...

Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

Có một vị thuyền trưởng đi trong Địa Trung Hải. Khi ông ta đi qua phía nam đảo Sisili, nhìn thấy mặt biển có một vùng nước sôi rộng lớn, sóng ùn lên,...

Tại sao diễn viên xiếc có thể giữ chiếc gậy đứng vững mà không bị rơi?

Nếu thử một chút bạn sẽ nhận thấy giữ ổn định cho cây gậy dài dễ hơn cây gậy ngắn. Tại sao lại như vậy?

Tại sao loài chim lại có thể trở thành "kẻ thù" của máy bay phản lực?

Máy bay cất cánh và hạ cánh đương nhiên cần phải có sân bay. Trong quá trình xây dựng sân bay, ngoài các trang thiết bị cần thiết, còn phải chú ý một...

Vì sao ở trong phòng điều hoà lại sử dụng thêm thiết bị tạo ẩm cho không khí?

Nguyên nhân là do hàm lượng ôxy trong không khí không ngừng giảm xuống, khiến ta cảm thấy khó thở...

Vì sao dùng giấy ráp cát thô lại đánh bóng được đồ vật?

Chắc nhiều người đã quen dùng giấy ráp để đánh bóng các đồ vật. Giấy ráp là loại giấy trên mặt giấy có trải một lớp cát, bề mặt giấy thô ráp, nhưng...

Tại sao việc thu hoạch cây ăn quảlại có năm lớn năm nhỏ?

Cây ăn quả rất quen thuộc với chúng ta, hầu hết cây ăn quả đều có một tính khí riêng kì lạ. Đó chính là sau khi nó bước vào thời kì kết quả rộ, sẽ...