Vì sao khi máy bay bay trên không trung có vệt khói kéo dài?

Khi bay trên cao, có lúc sau đuôi máy bay hiện ra mấy vệt khói trắng giống như dải lụa nổi trên không trung, giữ mãi không tan. Hiện tượng này là vệt khói máy bay. Nhiều người cho rằng, vệt khói là do khói của máy bay nhả ra. Thực ra như thế là hiểu nhầm. Những vệt khói trắng của máy bay mà chúng ta nhìn thấy thực ra không phải là khói mà là một vệt mây đặc biệt, là sự ngưng kết của hơi nước trên quỹ đạo máy bay bay qua mà thành. Trong khí tượng học người ta gọi đó là vệt đuôi máy bay, có lúc gọi là vệt đuôi ngưng kết. Trước khi giải thích quá trình hình thành vệt đuôi máy bay, chúng ta hãy xem xét một hiện tượng khác: Mùa đông lạnh giá, khi thở người ta thường nhả ra một đám sương mù. Chất khí này vừa ấm lại vừa chứa nhiều hơi nước, gặp phải không khí lạnh, nhiệt độ giảm nhanh, nên hơi nước trong đó ngưng kết thành những giọt nước li ti nhìn thấy được, đó chính là làn mây mù ta nhìn thấy.

Quá trình hình thành vệt đuôi máy bay cũng tương tự hiện tượng trên. Nó là lớp khí ấm của máy bay hỗn hợp với khí lạnh bên ngoài, khiến cho hơi nước trong khí ấm của máy bay tăng lên rõ rệt. Nói chung đốt cháy 1 kg xăng có thể sản sinh ra 1,23 kg hơi nước và tỏa ra một nhiệt lượng 43.260 kJ. Khi hơi nước trên quỹ đạo máy bay đạt đến một giới hạn nhất định, vượt quá giới hạn mà không khí có thể chứa được thì sẽ sản sinh hiện tượng sương mù, đó là vệt khói trắng ta nhìn thấy sau máy bay.

Vì dòng khí không ngừng trao đổi và hơi nước bốc hơi, cho nên khoảng 30 - 40 phút sau vệt đuôi này sẽ dần dần biến mất.

Nhưng trong quá trình này, không phải lúc nào cũng xuất hiện hiện tượng này, vì sự hình thành còn đòi hỏi một điều kiện nhất định. Khi máy bay bay đến độ cao nào đó, nhiệt độ không khí ở đó tương đối thấp (nói chung thấp hơn -40°C) mới hình thành hiện tượng này.

Ngoài ra hơi nước chứa trong không khí cũng ảnh hưởng đến sự hình thành vệt đuôi. Cho nên khi trên không có những đụn mây thì số lần xuất hiện vệt đuôi của máy bay thường nhiều hơn khi trời xanh không có mây.

Vệt đuôi máy bay không ảnh hưởng gì đến không khí nhưng về mặt quân sự lại có ý nghĩa chiến thuật không thể xem thường được. Vệt đuôi máy bay rất dễ bộc lộ loại máy bay, vị trí, đường bay và số máy bay. Do đó khi tác chiến trên không, người lái máy bay nên chú ý lợi dụng hoặc tránh xuất hiện vệt đuôi máy bay.

Tại sao hình dáng của cá vàng lại đẹp kì lạ như vậy?

Cá vàng là loại cá cảnh mà mọi người đều biết. Không chỉ màu sắc của nó đa dạng như có vàng, có trắng, có xanh, có đen, có hoa, mà còn các bộ phận hình dáng, vảy cá, vây, đuôi, mắt, đầu đều có sự khác nhau rõ ràng.

Mỏ sắt được hình thành như thế nào?

Sắt là từ quặng sắt tinh luyện mà thành. Theo trình độ luyện kim hiện nay, hàm lượng sắt trong quặng sắt tối thiểu phải đạt mức 20 - 30%.

Người ta nói tiếng gì sau vài thế kỷ “chinh phạt” vũ trụ?

Nếu con người rời khỏi hành tinh này trong một chuyến thám hiểm dài hai thế kỷ, liệu hậu duệ của họ có tiếp xúc được với những người ở lại trên Trái...

Kỹ thuật CT chẩn đoán bệnh như thế nào?

Từ sau khi tia X. được nhà vật lý Lơnxin phát hiện, nó đã phát huy tác dụng to lớn trong y học; đặc biệt, từ khi xuất hiện kỹ thuật chụp CT thì hiệu...

Thạch anh là gì?

Dưới ánh sáng Mặt Trời chói chang, các hạt cát trắng sẽ làm bạn chói mắt. Trong các hạt cát nhỏ có những hạt không màu trong suốt, giống như những...

Làm thế nào vẽ được ngôi sao năm cánh?

Ngôi sao năm cánh là loại hình vẽ mà mọi người khá quen thuộc. Thế nhưng bạn có biết cách vẽ chính xác một ngôi sao năm cánh? Dưới đây chúng tôi xin...

Vì sao việc thường xuyên thở bằng miệng không tốt cho sức khỏe?

Hằng ngày, ta thở liên tục để hít khí ôxy và bài tiết khí CO2. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường gọi là thở.

Thế nào là "Công nghệ xanh"?

Ngày nay trên thế giới đang dấy lên “làn sóng xanh”. Danh từ “xanh” mọc ra khắp nơi như măng mọc sau cơn mưa xuân.

Vì sao phải đánh giá ảnh hưởng của môi trường?

Trong công tác bảo vệ môi trường, xử lí ô nhiễm chỉ là hành vi “cứu vớt”, sự bảo vệ đích thực phải là công tác dự phòng. Đánh giá ảnh hưởng môi trường...