Hình dáng của vi sinh vật nào là nhỏ nhất?

Nếu như nói đến các thành viên có thân hình lớn nhất trong thế giới sinh vật thì hầu như tất cả mọi người đều biết dưới hải dương có cá voi, trên mặt đất có voi và còn có loại cây thông lớn thân cao đến 100 m. Nhưng nếu muốn hỏi hình dáng của sinh vật nào là nhỏ nhất thì rất khó trả lời.

Trước đây, mọi người đều cho rằng vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé nhất, bởi vì mắt thường của con người không nhìn thấy được, mà phải sử dụng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy được.

Năm 1892, nhà khoa học người Nga Ivanovoski đã phát hiện ra một loại siêu vi trùng, hình dáng thực sự quá nhỏ, kính hiển vi thông thường về cơ bản không thể tìm được tung tích của nó, phải dựa vào kính hiển vi phóng lớn mấy vạn lần hoặc mấy chục vạn lần mới có thể làm cho siêu vi trùng đó hiện hoàn toàn nguyên hình.

Lúc đầu, mọi người cho rằng siêu vi trùng đó không thuộc về sinh vật, bởi vì kết cấu của nó quá đơn giản, ngay cả một tế bào hoàn chỉnh cũng không có. Ngoài ra, nó cũng không giống như các vi sinh vật khác, có thể phát triển và sinh sôi trong nơi nuôi cấy. Sau khi con người lấy siêu vi trùng ra từ trong tế bào, dường như không biểu hiện ra hiện tượng có sự sống, nhưng sau khi đưa chúng vào tế bào thì lại hiện ra đặc trưng của sự sống hoàn toàn. Siêu vi trùng hầu như nằm ở giáp ranh sinh vật và phi sinh vật.

Sau khi siêu vi trùng được phát hiện thì tất cả các nhà khoa học đều công nhận siêu vi trùng là vi sinh vật nhỏ nhất.

Nhưng đến năm 1971, các nhà khoa học phát hiện ra kẻ đầu sỏ gây ra bệnh thân củ hình cọc sợi cho củ khoai tây là một loại vật chất sinh vật nhỏ hơn, đơn giản hơn so với siêu vi trùng. Nó còn nhỏ hơn 80 lần so với siêu vi trùng nhỏ nhất đã biết lúc đó. Do vậy, các nhà khoa học đặt tên nó là "virut".

Virut không có protêin, chỉ có axit nucleic, ngoài ra khối lượng phân tử (phân tử lượng) của cả cơ thể gần như bằng với một số phân tử hữu cơ không có sự sống. Bởi vậy, virut chính là vi sinh vật nhỏ nhất hiện nay mà loài người phát hiện được.

Khi khoai tây mọc mầm có nên ăn không?

Khoai tây cất giữ trong hố thường lên màu xanh, thời gian dài còn ra mầm non. Bình thường đất đắp miệng hố không đủ cao để lọt ánh sáng vào trong hố...

Vì sao Nhật Bản và quần đảo Hawai đặc biệt nhiều núi lửa?

Thái Bình Dương rộng lớn, chiếm 1/3 diện tích Trái Đất, Dưới đáy Thái Bình Dương có nhiều vùng lõm sâu trên 8.000 m.

Vì sao mắt không sợ lạnh?

Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.

Vì sao trong sa mạc có nấm đá?

Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đầu”...

Tại sao nụ cây bông lại nở được ít?

Trên cây bông, rất nhiều những quả bông nở, nhưng cuối cùng thật sự có thể nở thành bông lại không nhiều, đại bộ phận đều rơi xuống đất khi chưa chín....

Vì sao nói năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch?

Bất kì hoạt động công nghiệp nào cũng phải trao đổi chất với môi trường, vì thế mà gây ảnh hưởng cho môi trường. Việc khai thác năng lượng hạt nhân...

Đường sắt một ray có những ưu điểm độc đáo nào?

Nói đến đường sắt, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến hai đường ray chạy thẳng tít về phương xa. Nhưng bạn đã thấy đường sắt một ray chưa? Đoàn tàu chạy trên...

Vì sao giấy để lâu lại bị vàng?

Bạn đã hiểu rõ mọi điều về giấy chưa?

Thiên văn và khí tượng quan hệ với nhau như thế nào?

Trung Quốc thời cổ đại hình dung một người có kiến thức uyên bác là "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên thông thiên văn" bao gồm sự hiểu...