Con người lợi dụng thuỷ triều để phát điện như thế nào?

"Bát nguyệt thập bát triều, trạng quan thiên hạ vô". Đây là câu thơ nổi tiếng mà người xưa dùng đế miêu tả cảnh triều cường tại cửa biển sông Tiền Đường thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Vậy, tại sao lại xuất hiện hiện tượng này? Đó chính là hoạt động của các dòng nước trên biển được gọi là thủy triều. Nếu nhìn nhận dưới góc độ của các nhà vật lý, thuỷ triều đại dương là hiện tượng dịch chuyển có tính chu kỳ của nước biển khi chịu sức hút Trái đất đối với Mặt trăng và Mặt trời. Hướng dịch chuyển của nó biểu hiện ở sự dâng cao của mực nước. Người xưa gọi lúc nước biển dâng cao vào sáng sớm là triều, nước biển dâng lên lúc chiều tà là dương, gọi tắt là triều dương tương hoặc hải triều.

Hiện tượng thủy triều, hải lưu và sóng đều là những phương thức vận động chủ yếu của nước biển. Người ta lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều để chạy các tua bin của máy phát điện. Trạm điện chạy nhờ sự lên xuống của thuỷ triều được gọi là trạm điện thuỷ triều. Những nhà máy điện này thường được xây dựng tại các khu vực có điều kiện địa hình và địa chất tương đối thuận lợi. Người ta cho xây dựng những con đập để tạo các hồ chứa, lợi dụng sự chênh lệch giữa mực nước trong hồ và nước biến khi thuỷ triều lên để làm quay các tua bin trong các máy phát điện.

Tận dụng sức nước khi thuỷ triều lên xuống để phát điện là một trong những phát h để khai thác các nguồn năng lượng. Dùng thuỷ triều phát điện có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, nó là nguồn năng lượng tin cậy, có khả năng tái sinh mang tính chu kỳ, có thể khai thác lâu dài. Thứ hai, mặc dù có sự đứt đoạn mang tính chu kỳ, nhưng thuỷ triều có quy luật chính xác, có thể dự báo được nhờ máy điện toán và hiện đang có kế hoạch hoà vào lưới điện chung. Thứ ba, việc sử dụng nguồn năng lượng này không gây ra các vấn đề xã hội như di dân. Thứ tư, thường thì các nhà máy phát điện loại này được bố trí ở gần các khu tiêu dùng điện, nên tiết kiệm được đường truyền. Thứ năm, những hồ chứa nguồn nước biển đó có thể tận dụng nuôi trồng các loại thuỷ hải sản hoặc tổ chức các tua du lịch nhằm thu lại những lợi ích tổng hợp.

Với những ưu điểm như trên, các quốc gia có bờ biển đều rất coi trọng việc lợi dụng nguồn năng lượng từ thuỷ triều để chạy máy phát điện.

Khi khoai tây mọc mầm có nên ăn không?

Khoai tây cất giữ trong hố thường lên màu xanh, thời gian dài còn ra mầm non. Bình thường đất đắp miệng hố không đủ cao để lọt ánh sáng vào trong hố...

Vì sao lưỡi, môi khi bị răng cắn sẽ lành mau hơn những chỗ khác?

Tục ngữ nói: "Răng và lưỡi cũng có lúc đánh nhau"; quả đúng như thế. Có người khi ăn vì không cẩn thận mà lưỡi và môi bị răng cắn giập.

Vì sao thôn Hứa Gia lại lưu truyền bệnh địa phương đến mười mấy vạn năm?

Gần thôn Hứa Gia, huyện Cao Dương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, năm 1976 phát hiện di chỉ người cổ cách đây mười mấy vạn năm làm chấn động dư luận. Trong...

Vì sao có thể lợi dụng các vi khuẩn trong việc sản xuất thực phẩm và hoá chất?

Nói đến vi khuẩn làm nhiều người liên tưởng đến các loại bệnh tật nguy hiểm như: lỵ, thương hàn, tả, dịch hạch… làm người ta hết sức lo sợ. Thực ra...

Các con đường ở thành phố được phân cách như thế nào?

Trên một số con đường lớn, bạn có thể thấy một vạch lớn màu trắng hoặc màu vàng phân cách luồng xe đi lại, ở ngã ba, ngã tư, có đường kẻ sọc dành cho...

Tại sao gas ở bếp khi gặp phải tia lửa điện lại bốc cháy?

Nhiều người có thể không biết trước kia người ta làm thế nào để có thể đốt được khí gas trong bếp. Khi đó, người ta đốt cháy que diêm, mở bếp gas, rồi châm vào ruột bếp nơi khí gas thoát ra.

Vì sao phải ngăn ngừa đất bị xói mòn?

Năm 1987 vùng An Lĩnh, Đại Hưng, Trung Quốc đã xảy ra hỏa hoạn cháy rừng, hủy hoại 70 vạn ha rừng, gây tổn thất to lớn. Rừng bị cháy, bị chặt phá, bị...

Lợi dụng biển để giảm thấp hiệu ứng nhà kính như thế nào?

Biển là khu vực vô cùng kì diệu. Chúng ta hiểu biết về biển còn rất ít.

Loài hoa chuyên “đánh” côn trùng

Cây dâu để cho tằm ăn lá mà không than nửa lời. Cây sồi cũng chịu để con người đốn trong im lặng… Vậy có khi nào thực vật giữ thế chủ động không? Có...