Vì sao phải xây dựng phòng bảo ôn nhân tạo?

Cây cối không biết nói, cũng không biết đi, chúng sống trong thiên nhiên, chỉ có thể dùng sự sinh trưởng tốt hay xấu, sản lượng thấp hay cao để biểu thị sự thích nghi của nó đối với môi trường. Con người quan sát sự thay đổi của nó, trong quá trình thăm dò, thí nghiệm, so sánh lâu dài, dần dần tổng kết được môi trường khí hậu thích hợp hoặc có hại cho nó. Nhưng tình hình khí tượng trong thiên nhiên muôn hình vạn trạng, nhiều nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa, gió, mây, sương giá, v.v. có lợi hoặc bất lợi đan xen lẫn nhau, ảnh hưởng tổng hợp đến sự sinh trưởng của thực vật, rất khó phân biệt rõ những nhân tố khí tượng nào có lợi hoặc có hại mà chỉ có thể dựa vào các phương pháp xử lý khác nhau, tiến hành thí nghiệm theo từng thời kỳ, từng loại lặp đi lặp lại trong điều kiện tự nhiên để phân biệt chúng. Do đó các nhân viên phải tiến hành trong những chu kỳ dài, lặp lại nhiều lần, hơn nữa điều kiện khí tượng hằng năm khác nhau, khó mà làm cho mọi tiêu chuẩn hoàn toàn thống nhất. Có lúc công việc thí nghiệm đã được chuẩn bị đầy đủ, nhưng điều kiện khí hậu cần thiết không có, cho nên không đạt được cơ hội cần có.

Xây dựng phòng bảo ôn nhân tạo, có thể tạo ra môi trường khí tượng theo ý muốn trong một phạm vi nhất định để điều tiết cây cối sinh trưởng, thoát khỏi sự hạn chế của các nhiễu loạn và thời tiết ảnh hưởng đến công tác thí nghiệm, từ đó rút ngắn được rất nhiều chu kỳ nghiên cứu, nâng cao tính chính xác và hiệu suất của thí nghiệm.

Phòng bảo ôn nhân tạo được chia thành hai bộ phận là phòng thiết bị và phòng sinh trưởng. Phòng thiết bị là một hệ thống điều khiển tự động hoá để điều chỉnh độ nóng, lạnh, ánh sáng, độ ẩm, v.v., phòng sinh trưởng điều tiết nhân tạo ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và lượng khí cacbonic. Cây lúa, tiểu mạch, rau, dưa quả, cây hoa, v.v. được trồng trong môi trường nhất định của phòng này để sinh trưởng. Các nhà khoa học căn cứ vào yêu cầu của thí nghiệm để điều chỉnh các rơle tự động, tạo ra các điều kiện khí hậu tốt. Cây trồng biến đổi theo một hoặc hai điều kiện khí hậu, còn những điều kiện khác thì giống nhau để lớn lên. Những máy đo được lắp đặt dưới bộ rễ, lá, mầm non, nhị hoa hoặc trên quả để ghi lại tình trạng phát triển của chúng. Qua phân tích tính toán có thể làm sáng tỏ kết quả tình hình phát triển và sản lượng của cây trồng phản ứng khác nhau với sự biến đổi của các điều kiện khí tượng, từ đó xác định rõ quan hệ số lượng giữa chúng với nhau. Ví dụ muốn nghiên cứu khí hậu ảnh hưởng đến bệnh hại của cây trồng, các nhà khoa học có thể mô phỏng khí hậu trong phòng thí nghiệm với môi trường các vùng trên thế giới, có khí hậu nhiệt đới nóng bỏng, có khí hậu gió mùa á nhiệt đới với độ nóng, độ ẩm và ánh sáng đầy đủ, có khí hậu Địa Trung Hải với độ nóng và độ ẩm, ánh sáng thiếu, có khí hậu thảo nguyên mùa đông lạnh còn mùa hè khô ráo như vùng châu Mỹ la tinh. Sau đó theo yêu cầu của kế hoạch khiến cho cây trồng các vùng chịu khí hậu khác nhau, gây nên bệnh, và từ đó tìm ra loại thuốc phòng và chữa bệnh thích hợp. Lợi dụng phòng bảo ôn nhân tạo có thể tái hiện các điều kiện khí hậu trong lịch sử trước đây để giám định tính thích nghi của các loại cây trồng. Ví dụ: cam, quýt sợ băng giá, nhưng trong đó các chủng loại khác nhau mức độ sợ đông giá cũng khác nhau. Vì vậy nhiệt độ thấp của đông giá chỉ là chỉ tiêu dùng làm căn cứ cho các vùng chọn lựa trồng loại cam hoặc quýt thích hợp. Phòng bảo ôn nhân tạo còn có thể mô phỏng các thời kỳ sinh trưởng của thực vật đối với các môi trường khí hậu khác nhau, từ đó nghiên cứu ra những biện pháp kỹ thuật nông nghiệp với điều kiện khí hậu tốt nhất để đạt được sản lượng cây trồng cao và chất lượng tốt.

Các phòng thí nghiệm có loại to, loại nhỏ. Nói chung thường thì từ 20 - 30 m2. Phòng nhỏ khoảng mấy m2, gọi là hộp khí hậu nhân tạo. Người ta thường không sử dụng chúng riêng lẻ. Để thoả mãn nhu cầu thí nghiệm so sánh giữa các bước mà người ta thường đặt đồng thời mấy phòng, thậm chí mấy chục phòng thành một tổ để tiện so sánh.

Tiết khí được xác định như thế nào?

Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày 5h48'46, Trái Đất tự quay quanh mình một vòng mất 23h56'4. Vì quỹ đạo quay quanh Mặt Trời không...

Vì sao thanh, thiếu niên dễ bị vẹo cột sống?

Để cơ thể phát triển được bình thường, thanh, thiếu niên cần có tư thế ngồi đúng. Có một số thanh, thiếu niên do ngồi sai tư thế nên cột sống phát...

Vì sao thùng đựng dầu, phích đựng nước nóng đều có dạng hình trụ?

Thùng dầu, phích nước đều là các thùng, bình đựng chất lỏng. Bạn có chú ý các đồ đựng chất lỏng đều có dạng hình trụ, điều này có liên quan gì đến...

Múi giờ trên thế giới được phân chia như thế nào?

Ta thường lấy vị trí Mặt Trời đi qua trên bầu trời làm tiêu chuẩn để tính thời gian. Mỗi lần Mặt Trời đi qua đường tý - ngọ trên trời là 12 h trưa của...

Dưới tác dụng ánh sáng Mặt Trời bầu khí quyển có gì thay đổi?

Chúng ta đều biết bầu khí quyển quanh Trái Đất có nhiều tầng, trong đó có tầng ozon. Trong các tầng của khí quyển giữa các tầng trên và tầng dưới có...

Vì sao lần đầu tham gia vận động mạnh, cơ bắp thường phát sinh đau mỏi?

Người thường không hay vận động, một khi tham gia vận động mạnh, vì lượng vận động nhiều nên cục bộ cơ bắp có hiện tượng đau mỏi. Đó là điều rất tự...

Vì sao có người "ngã nước"?

Trong cuộc sống thường ngày ta thường gặp trường hợp: người chuyển đến một vùng mới, vì môi trường địa lý đột nhiên thay đổi mà cảm thấy khẩu vị không...

Tại sao nói giải quyết vấn đề Y2K rất phức tạp?

Vấn đề sự cố Y2K xem ra thì giản đơn, chỉ cần đổi hai hàng số hiển thị năm thành con số bốn hàng là có thể phân biệt thế kỷ XX, thế kỷ XXI. Nhưng trên...

“Cách mạng số” là gì vậy?

Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Pythagoras cách đây hơn 2500 năm đã từng nói: “Tất cả đều là con số. Đến ngày hôm nay sau 25 thế kỉ, câu này đã có được sự...