Vì sao khi chạy, tim đập nhanh hơn?

Tim giống như một cái bơm tự động, ngày đêm không ngừng co bóp, đưa máu chứa ôxy và chất bổ đến khắp cơ thể. Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, lượng máu từ tim đưa ra mỗi phút khoảng 3-5 lít là đủ, cho nên tim đập tương đối chậm, lực co bóp cũng không lớn lắm. Khi cơ bắp bắt đầu hoạt động, nhu cầu ôxy và chất bổ nhiều hơn so với khi yên tĩnh, lượng máu của tim đưa ra cũng phải tăng lên tương ứng mới thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. Một động tác dù là rất nhẹ (ví dụ mỗi giây gập chân một lần) cũng sẽ khiến cho lượng máu từ tim đưa ra tăng lên nhiều lần. Khi vận động mạch như chạy, bơi lội, lượng máu tim đưa ra càng nhiều hơn.

Trong một phút, tim của người có thể co bóp đưa ra khoảng 20 lít máu, nhiều gấp 5 hoặc 6 lần so với lúc nghỉ ngơi. Ở vận động viên, tim co bóp mạnh mẽ hơn, một phút có thể đưa ra 30 - 35 lít máu, thậm chí vượt quá 40 lít. Có thể bạn sẽ lấy làm lạ, khi vận động, lượng máu luân chuyển tăng lên là từ đâu mà có? Thứ nhất, cơ thể phải động viên máu cấp tốc. Bình thường, máu chứa trong gan, lá lách và ở các mạch máu dưới da. Khi cần, nó được điều động cấp tốc để cùng tham gia cung cấp ôxy, chất bổ và vận chuyển chất thải, bảo đảm cho cơ bắp vận động linh hoạt và mạnh mẽ. Thứ hai, cơ thể tăng tốc độ tuần hoàn máu. Lúc nghỉ ngơi, máu tuần hoàn trong cơ thể 4-5 lần/phút, còn lúc vận động có thể tuần hoàn đến 7 lần; lượng máu qua tim cũng tăng lên, do đó lượng máu từ tim đưa ra sẽ tăng lên rất nhiều. Một quả tim khỏe mạnh sẽ căn cứ vào những đòi hỏi khác nhau mà hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Tim dựa vào sức mạnh nào để vận chuyển máu tăng thêm? Chủ yếu là bằng hai biện pháp: tăng nhanh nhịp đập và tăng cường lực co bóp. Như vậy, lượng máu chảy qua cả động mạch và tĩnh mạch đều tăng.

Khi bạn chạy hoặc leo núi, vì vận động mạnh nên thần kinh giao cảm được hưng phấn, nhịp tim tăng nhanh, lực co bóp tăng, do đó bạn sẽ cảm thấy tim đập vừa nhanh vừa nặng, rất mãnh liệt.

Nói như thế nghĩa là việc chạy đã tăng thêm gánh nặng cho tim chăng? Nó có lợi gì cho sự khỏe mạnh của tim không? Có lợi rất lớn. Nguyên là tim đang cần có một phụ tải nhất định để tăng thêm sự lành mạnh. Vì khi công việc tăng lên, động mạch vành cũng đòi hỏi lượng máu chảy qua phải nhiều hơn, nhờ đó mà tim cũng được cung cấp nhiều ôxy và chất bổ hơn. Quả tim trong điều kiện "làm nhiều được hưởng nhiều" như thế nên sẽ khỏe hơn.

Vì sao nửa bên phải của hướng tiến cơn lốc là nửa nguy hiểm?

Gió lốc (áp thấp) là trận không khí xoáy với tốc độ rất lớn. Nó không những có tốc độ quay nhanh mà toàn bộ còn chuyển động lên phía trước.

Khí độc quân dụng là gì?

Khí độc được dùng sớm nhất trên chiến trường là khí clo. Khí độc clo được sử dụng đầu tiên trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, vào năm 1915.

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

Viên đạn và tiếng nổ, cái gì chạy nhanh hơn?

Tốc độ viên đạn khi đi ra khỏi nòng súng là 900 mét/giây, âm thanh ở nhiệt độ bình thường có tốc độ truyền đi là 340 mét /giây. Viên đạn bay nhanh gấp...

Vì sao có người mộng du?

Mộng du là một hành vi vô ý thức có liên quan với giấc ngủ, cũng là một hiện tượng ngủ mà hàng trăm, hàng nghìn năm nay chưa được giải thích rõ ràng.

Tại sao từ vòng tuổi có thể đoán được tuổi của cây?

Cây cối đều sống tương đối lâu. Trong giới tự nhiên có nhiều loài cây to sống được hàng trăm năm, thậm chí có cây cổ thụ sống được hàng nghìn năm.

Tên lửa photon là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Năm 1953 nhà khoa học Đức đưa ra ý tưởng tên lửa...

Vì sao không nên để ủng đi mưa, giầy cao su trực tiếp dưới ánh sáng Mặt Trời?

Ủng đi mưa, giầy cao su, dùng lâu thường bị cứng giòn. Người ta gọi đây là hiện tượng "lão hoá".

Giun đất có mắt hay không?

Giun đất, còn được gọi là "khúc thiện", "địa long". Loại động vật có đốt sống lặng lẽ không ai biết này có cơ thể dài, sống trong đất ẩm ướt, tơi xốp, đi lại thoải mái.