Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ, bình quân mỗi ngày ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố trong 8 tiếng 15 phút. Những thành phố cùng vĩ độ khác như thành phố Ninh Ba của tỉnh Chiết Giang chỉ có 2087.2 tiếng; Thành phố Cửu Giang của tỉnh Giang Tây chỉ có 1938.8 tiếng; Thành phố Nhạc Dương của tỉnh Hồ Nam có 1849.3 tiếng, bình quân mỗi ngày Mặt Trời chỉ chiếu sáng từ 5 tiếng đến 5 tiếng 45 phút. Vùng lòng chảo nổi tiếng Tứ Xuyên “Không có nổi ba ngày nắng đẹp”, ánh nắng lại càng ít ỏi. Mỗi năm Trùng Khánh chỉ có khoảng 1244.7 giờ được chiếu sáng, chân núi Nga Mi của huyện Nga Mi cả năm chỉ có 946,8 giờ, khu tự trị Mabian của tộc người Di ở núi Nam Lương Xuyên Tây chỉ có 951.5 giờ, bình quân mỗi ngày chỉ có từ 2 tiếng rưỡi đến hơn 3 giờ được chiếu sáng.

Thời gian có Mặt Trời chiếu sáng ở Lhasa dường như nhiều hơn một nửa so với các vùng ở phía đông, gấp 3 lần so với ở thung lũng Tứ Xuyên. Ánh Mặt Trời tràn trề như vậy, nên nơi đây được mệnh danh là Thành phố ánh dương.

Một điều thú vị nữa là lượng mưa ở “Thành phố ánh dương” Lhasa không phải là nhỏ. Lượng mưa mỗi năm ở đây là 453.9 mm, với khoảng 87.8 ngày mưa, cao hơn so với khu vực phía đông, phía nam nội Mông Cổ, phía bắc Thiểm Tây, Sơn Tây và Hà Bắc, phía tây Liêu Ninh, Cát Lâm, thế nhưng thời gian ánh nắng Mặt Trời chiếu sáng vào thời gian này trái lại càng dài hơn. Đặc biệt là thời gian chiếu sáng vào những ngày thuộc mùa mưa tháng 7, tháng 8, bình quân số ngày mưa trong một tháng ở Lhasa nhiều hơn các khu vực khác đến 21 ngày, mỗi tháng có hơn 60 tiếng (bình quân mỗi ngày khoảng 2 tiếng). Điều này là do hơn 80% lượng mưa ở Lhasa đều rơi vào khoảng 8 giờ tối ngày hôm nay cho đến 8 giờ sáng ngày hôm sau, mưa đêm nhiều, ngày sau đó Mặt Trời vẫn lên cao là nguyên nhân cho một ngày nắng đẹp.

Mặc dù thời gian Mặt Trời chiếu sáng trong ngày ở Lhasa dài nhưng vẫn chưa phải là dài nhất so với cả nước, thời gian chiếu sáng ở những sa mạc khô vùng Tây Bắc dài hơn nhiều so với Lhasa. Ánh Mặt Trời chiếu sáng dài nhất trong ngày ở Trung Quốc có lẽ là Lãnh Hồ ven bờ phía bắc của vùng lòng chảo Qaidam, thời gian chiếu sáng ở đây bình quân mỗi năm là 3602.9 tiếng, bình quân mỗi ngày là 9 tiếng 52 phút, nhiều hơn 1 tiếng 37 phút so với Lhasa. Vì đây là vùng đất hoang vu nên nó không nổi tiếng như Lhasa.

Thế nhưng, cũng là ánh Mặt Trời chiếu rọi, vùng điạ cực và xích đạo, buổi sáng, buổi tối và buổi trưa rõ ràng là không giống nhau. Lhasa nằm ở 30 độ vĩ Bắc về phía nam, thuộc vĩ độ thấp vùng nhiệt đới, mà vĩ độ khu vực khô Tây Bắc đều khoảng 40 độ thuộc vĩ độ ôn đới. Độ cao của Mặt Trời phổ biến ở khu vực vùng Tây Bắc thấp hơn mười mấy độ so với ở Lhasa. Ngoài ra, Lhasa cao 3658m so với mực nước biển, tầng khí quyển mật độ không khí loãng, hàm lượng hơi nước ít, lượng bụi lớn gia tăng trong không khí không giống như các vùng ở Tây Bắc, độ trong suốt của khí quyển hoàn toàn tốt, do đó ánh Mặt Trời chiếu xuyên qua tầng khí quyển đến Lhasa, được hấp thụ hoặc phát tán ra trong tầng khí quyển cũng rất ít. Bầu trời Lhasa nắng đẹp, ánh Mặt Trời rực rỡ chiếu sáng, Tuyết Phong đứng từ xa nhìn lại mang vẻ khác biệt rõ ràng; và do khí quyển loãng, luồng ánh sáng xanh của phân tử không khí giảm đi đáng kể, màu xanh đậm hay xanh đen của bầu trời càng làm nổi bật lên Mặt Trời chói mắt. Chính là vì Mặt Trời ở Lhasa chiếu sáng mạnh mẽ, thời gian chiếu sáng lại dài, vì thế tổng lượng chiếu sáng mỗi năm cao đến 846000 Jun/cm2. Thế nên so với các vùng Đông Bắc cùng vĩ độ nó không chỉ nhiều hơn 70% đến 150% mà còn nhiều hơn so với các vùng khô ở Tây Bắc (Lãnh Hồ chỉ có 705000 Jun). Ánh Mặt Trời mùa đông ở Lhasa mang lại cảm giác vô cùng ấm áp, mình trần làm việc dưới ánh nắng mùa hè sẽ sạm da rất nhanh, đó cũng là điều dễ hiểu.

Tất nhiên, Lhasa cũng không phải là thành phố ánh dương duy nhất của cao nguyên Tây Tạng, đặc biệt là áp Lục Tạng Bố ở khe núi Giang Hà phía tây, khu vực A Lý phía tây Tây Tạng, từ kết quả thống kê bản đồ mây vệ tinh khí tượng cho thấy thời gian ánh Mặt Trời chiếu sáng, cường độ chiếu sáng ở những vùng này đều nhiều hơn so với thành phố ánh dương Lhasa.

Ở khu vực Tây Tạng, năng lượng Mặt Trời là vô hạn, lại là nguồn năng lượng không hề ô nhiễm. Do vậy, chỉ cần đầu tư một lần là có thể sử dụng nguồn năng lượng này trong một thời gian dài. Hiện tại ở đây đang nỗ lực mở rộng việc ứng dụng ống nước nóng năng lượng Mặt Trời và bếp năng lượng Mặt Trời, để tiết kiệm một lượng đáng kể nhiên liệu và điện lực.

Vì sao lại xuất hiện nguy cơ về nguồn năng lượng?

Cùng với sản xuất công, nông nghiệp phát triển và mức sống nhân dân được nâng cao thì nguồn nguyên liệu và năng lượng tiêu hao ngày càng nhiều. Nếu...

Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?

Trong đại chiến thế giới lẩn thứ hai, một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất trong lịch sử thế giới, 61 nước và khu vực bị cuốn vào cuộc chiến, cướp đi...

Tại sao có những thành phố số điện thoại lại dài?

Nếu quan sát kĩ dãy số điện thoại ta sẽ thấy có những thành phố mà số điện thoại đặc biệt dài, nhưng cũng có thành phố thì lại ngắn. Tại sao vậy?

Tại sao không nên tưới cây vào giữa trưa hè?

Vào mùa hè, các loại cây, hoa đều sinh sôi, chất dinh dưỡng và nước cần thiết cũng rất nhiều. Do bộ rễ của cây hoa phân bố nông, nếu mấy ngày không có...

Tại sao bằng những cách thức khác nhau đưa chữ Hán vào lại có thể tìm thấy cùng một chữ Hán trong máy tính?

Hiện nay máy tính ở Trung Quốc có nhiều cách nhập chữ Hán.

Vì sao thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng?

Thuốc là loại vũ khí có uy lực giúp con người đấu tranh với bệnh tật. Thuốc giúp chữa bệnh bằng cách tác động trực tiếp đến cơ thể hoặc khống chế sự...

Làm thế nào tính được số cá trong ao?

Trong cuộc sống hàng ngày người ta thường có yêu cầu ước lượng các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ ước lượng sản lượng lúa. Người ta thường dùng biện pháp...

Khai thác bán cầu não phải có lợi gì?

Vỏ não người là bộ phận cao cấp nhất của hệ thống thần kinh trong cơ thể. Nó từng trải qua quá trình diễn biến hàng trăm, hàng vạn năm, từng nhảy vọt...

Tại sao con mực có thể phun ra mực?

Mực thuộc loài động vật nhuyễn thể, đặc điểm lớn nhất của nó là trong bụng có "nang mực", bên trong chứa đầy mực.