Tại sao cùng một máy tính, cài đặt phần mềm khác nhau thì khả năng khác nhau?

Nhiều người biết rằng nếu máy tính có phần cứng mà không có phần mềm thì chỉ là máy trần trụi, và máy trần trụi chỉ là cỗ máy chết mà thôi, không thể làm bất cứ điều gì. Chỉ khi máy tính được cài đặt phần mềm với một số lượng và chất lượng nhất định thì mới có thể vận hành bình thường và phát huy tác dụng. Phần mềm chia ra thành phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống có "hệ điều hành", "hệ thống biên dịch", chúng có tác dụng quản lý, sử dụng mọi tài nguyên máy tính. Phần mềm ứng dụng có nhiều chủng loại như phần mềm xử lí văn bản WORD, WPS, có thể nhập, lưu trữ, biên dịch, soạn thảo và in tài liệu. Phần mềm trợ giúp thiết kế AUTOCAD có thể vẽ, sửa chữa bản thiết kế công trình hữu hiệu, tiến hành tính toán cho thiết kế, giúp ta tìm kiếm phương án tối ưu. Phần cứng và phần mềm của máy tính cùng hỗ trợ nhau, và có thể chuyển hoá cho nhau.

Khi bạn mua máy tính thì nhà cung cấp sẽ cung cấp phần mềm cần thiết, như hệ điều hành. Sau đó bạn cần phải lắp thêm những phần mềm khác cho đủ và tiện dụng. Như vậy, máy mới phát huy được đầy đủ chức năng thần kỳ của nó. Hơn nữa, thông thường thì số lượng phần mềm bạn cài đặt càng nhiều, chất lượng càng cao, chức năng càng mạnh thì năng lực máy của bạn cũng sẽ càng lớn.

Điều đáng nói là việc cài đặt và sử dụng phần mềm mới. Công ty phần mềm khi đưa ra một chương trình phần mềm xong thì họ thường không ngừng đổi mới chương trình để nó mạnh hơn, tác dụng rộng hơn, khả năng lớn hơn nhằm thích ứng với đà phát triển vũ bão của kĩ thuật phần cứng, phần mềm máy tính, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của đông đảo người tiêu dùng. Chương trình càng mới, đẳng cấp càng cao, chức năng càng mạnh. Ví dụ hệ điều hành Windows từ khi đưa ra chương trình Windows 3.0 đến nay, đã có Windows 95, Windows 98 (hiện đã có windown XP, Vista - btv). Mỗi một chương trình mới đều có những ưu thế hơn phần cũ trước đó, khả năng cũng lớn hơn.

Ngoài ra, khi cài đặt phần mềm mạng và đã kết nối với mạng tương ứng, máy tính của bạn đã có thể cùng hưởng các tài nguyên phần cứng, phần mềm và tài nguyên thông tin hữu quan cùng với các máy tính khác, theo quy định cho phép.

Bởi vậy, khả năng máy tính của bạn có lớn hay không, ngoài việc lắp đặt phần cứng ra, còn phải xem bạn đã cài đặt bao nhiêu phần mềm, và những phần mềm này có tốt không, mới không? Khi mua máy tính, nhân viên bán hàng sẽ cài đặt cho bạn một số phần mềm cơ bản nhất, cũng có thể đưa ra một số phần mềm khác. Bạn cần phải chọn mua theo nhu cầu thực tế của mình.

Vì sao dùng phương pháp thay thế dần ta lại nhận được các hình vẽ có hoạ tiết đẹp?

Trước hết ta xét chín hình vẽ. Bạn thấy có điều gì đáng nói không? Sự thực chín hình vẽ này chỉ là chụp lại từ một hình vẽ.

Tại sao những cây đào bích trong vườn chỉ có thể ra hoa chứ không kết quả?

Trong một số công viên, vườn hoa trồng rất nhiều cây đào cảnh, mỗi năm xuân đến, cây đào nở rộ hoa, sắc hoa tươi đẹp lạ thường, nào là màu hồng, màu...

Tại sao thân đê phải xây dưới rộng trên hẹp?

Sóng nước cuộn trào dữ dội ngày đêm không ngừng đập vào thân đê, nhưng con đê vẫn đứng vững.

Toán đồ là gì?

Mời bạn trả lời câu hỏi sau đây: 10 oC (bách phân) tương đương với bao nhiêu độ Fahreheit. Thông thường, để trả lời câu hỏi này bạn phải biết mối quan...

Vì sao ban ngày không nhìn thấy sao?

Trong vũ trụ, tuyệt đại đa số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm lấp lánh. Nhưng chỉ vào xẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban...

Vì sao nhiều trẻ em thích cắn móng tay?

Nếu bạn chú ý quan sát chung quanh sẽ phát hiện nhiều người có thói quen xấu: thích cắn móng tay, đặc biệt là trẻ em 5-10 tuổi.

Thế nào là “dự đoán”?

Nói đến toán học là nói đến cái gì đó thận trọng, chính xác. Các kiến thức đưa vào sách toán đều phải trải qua các chứng minh chặt chẽ, chính xác...

Trong cơ thể có "dầu bôi trơn" không?

Trong nhà máy, máy móc thường phải cho dầu bôi trơn để giảm nhẹ ma sát khi vận hành. Thực ra, cơ thể người cũng là "một bộ máy lớn".

Vì sao mũi có thể ngửi được các loại mùi?

Mũi người có hai công năng: hô hấp và nhận biết mùi. Trong cuộc sống thường ngày, vai trò của cơ quan khứu giác là không thể thiếu được.