Vì sao pin kiềm sử dụng tương đối bền?

Pin kiềm còn gọi là pin khô mangan, so với loại pin thường dùng (còn gọi là pin kẽm) pin kiềm vừa bền vừa có dòng điện sử dụng lớn, tuổi thọ dài, vỏ ngoài của pin bền, khó bị ăn mòn. Đó là do cấu tạo đặc biệt của pin kiềm và vật liệu chế tạo pin quyết định.

Trong loại pin thường dùng, cực dương là thanh than còn cực âm là vỏ bằng kẽm lá. Lá kẽm được cuộn lại thành ống hình trụ để chứa chất điện ly. Giữa thanh than và vỏ kẽm có amoni clorua, mangan đioxit, hồ tinh bột. Còn trong loại pin kiềm, cực dương là ống bằng đồng lá. Đương nhiên ống đồng hình trụ để chứa chất điện ly nhưng không tham gia phản ứng điện cực, vì vậy vỏ pin kiềm hết sức bền, không bị ăn mòn, không bị hiện tượng rò rỉ chất điện ly. Bên trong vỏ đồng có chứa hỗn hợp kiềm và mangan đioxit.

Pin kiềm giải phóng điện tử từ kim loại kẽm, nhưng kim loại kẽm ở dạng hạt kẽm thay cho lá kẽm như ở pin thường. Kẽm hạt được bọc trong bao sợi ngâm trong dung dịch kali hyđroxit làm chất điện ly. Bên trong bọc kẽm hạt (cũng là vị trí trung tâm của thỏi pin) có một thanh kim loại, ở đuôi thanh kim loại có cái mũ hình trụ, đó cũng là cực âm.

Trong pin kiềm, chất điện ly kali hyđroxit ở dạng dung dịch không như ở loại pin khô, chất điện ly ở trạng thái keo hồ tinh bột là dạng rắn, nên điện trở của pin nhỏ. Kim loại kẽm lại ở dạng hạt, khi tham gia phản ứng sẽ sinh ra dòng điện lớn hơn ở pin khô thông thường có cùng thể tích từ 3 - 5 lần. Ngoài ra khi pin kiềm phóng điện không sinh ra chất khí bên trong thỏi pin như pin khô thông thường, nên điện áp của pin kiềm rất ổn định. Trong pin kiềm các chất thực sự không tham gia phản ứng rất ít, nên loại pin này có thể có thể tích bé. Nhìn qua thì so với pin khô có thể tích tương đương thì pin kiềm bền hơn.

Xét về nhiều mặt, pin kiềm đều tốt hơn so với pin thường, nhưng trong công nghệ chế tạo cũng như vật liệu sử dụng đều có yêu cầu cao nên sản phẩm có giá thành cao. Dựa vào tính chất của pin kiềm, khi sử dụng pin kiềm ta cần chú ý các điểm sau đây. Một là pin kiềm dùng hết thì không thể nạp điện lần thứ hai, vì nó không phải là ăcquy, cũng không được gia nhiệt, không được sấy khô. Làm như thế sẽ rất nguy hiểm. Hai là không được tháo, mở pin kiềm, không được chọc thủng vỏ pin, vì dung dịch kiềm trong pin sẽ chảy ra làm ăn da, làm thủng quần áo, do dung dịch kiềm có tính ăn mòn mạnh đối với da và quần áo. Ba là để tránh sự gây ô nhiễm môi trường, những pin kiềm sau khi sử dụng hết nên thu hồi, tập trung vào một nơi nhất định không để rơi vãi khắp nơi.

Vì sao cấm ô tô bóp còi trong thành phố?

Cùng với sự phát triển của kinh tế và mức sống không ngừng được nâng lên, yêu cầu đối với môi trường dân cư cũng ngày càng cao. Hiện nay ở những thành...

Tại sao cây ngân hạnh ra hoa nhiều nhưng kết quả lại ít?

Cây ngân hạnh là một loại cây ăn quả rụng lá thuộc họ tường vi, ở Trung Quốc có lịch sử nuôi trồng lâu đời. Cây ngân hạnh thường ra hoa vào đầu xuân,...

Nước máy có thể trở thành dung dịch sát trùng không?

Trên thị trường có bán một bộ dụng cụ điện dân dụng nhỏ. Với loại dụng cụ điện này chỉ cần nối vào vòi nước, thêm một ít muối ăn, sau khi nối điện,...

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng.

Tại sao việc thu hoạch cây ăn quảlại có năm lớn năm nhỏ?

Cây ăn quả rất quen thuộc với chúng ta, hầu hết cây ăn quả đều có một tính khí riêng kì lạ. Đó chính là sau khi nó bước vào thời kì kết quả rộ, sẽ...

Vì sao cao su có tính đàn hồi?

Đàn hồi là tính chất quý giá của cao su. Theo các phép đo dạc, cao su thiên nhiên khi kéo căng tăng độ dài gấp 9 lần sau đó vẫn có thể phục hồi trở...

Vì sao "đồng hồ cacbon" lại có thể đo được tuổi của các đồ vật cổ?

Nếu có ai hỏi bạn bao nhiêu tuổi, nhất định bạn trả lời một cách chính xác ngay, không do dự. Nhưng nếu như đối mặt với một mảnh gỗ từ di chỉ cổ xưa...

Vì sao ta không nhìn thấy một số chòm sao trên bầu trời Nam?

Ngôi sao "1987 A" nổi tiếng là sao siêu mới sáng nhất trong mấy trăm năm gần đây, dùng mắt thường cũng có thể nhìn thấy. Nhưng đáng tiếc là đại bộ...

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu...