Vì sao nói biển là kho lương thực tương lai?

Dân số thế giới tăng nhanh, tài nguyên thiếu hụt, đó là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất mà loài người đang phải đối mặt. Đương nhiên có giải quyết được vấn đề này thoả đáng hay không sẽ trực tiếp quan hệ đến sự tồn vong trong tương lai của loài người.

Nguồn tài nguyên thiếu hụt bao gồm đất canh tác không đủ, sự tăng trưởng của sản xuất lương thực không đuổi kịp tăng trưởng dân số. Chính xuất phát từ sự suy nghĩ đó mà nhiều người đã đưa ra lời cảnh báo Trái Đất không thể nuôi quá 10 tỉ người. Nhưng có một số người lạc quan lại phản đối cách nói này. Họ cho rằng, tuy sự khai thác đất canh tác trên lục địa đã đến giới hạn, nhưng Trái Đất còn có biển bao la chưa khai thác hết. Đại dương hoàn toàn có thể trở thành kho lương thực tương lai của loài người.

Đương nhiên kho lương thực nói ở đây không phải là những lương thực mang ý nghĩa truyền thống như lúa mạch, ngô, lúa gạo mà là chỉ những thức ăn có thể cung cấp cho loài người những nguồn dinh dưỡng rộng rãi hơn. Ví dụ một số nhà hải dương học chỉ rõ: chỉ riêng loài tảo sống tự nhiên ở gần mặt biển, sản lượng hằng năm đã tương đương với trên 15 lần tổng sản lượng lúa mạch hằng năm hiện nay trên thế giới. Nếu chế biến các loại tảo này thành thực phẩm thì có thể cung cấp đủ protein cho cả loài người.

Thực ra lấy tảo làm thức ăn thì chúng ta không xa lạ. Chỉ lấy vùng duyên hải Trung Quốc để nói, người ta đã quen với: rong biển loại tảo nâu, rau móc câu, rau đuôi ngựa, loại rong tím tảo hồng, rau bồ câu, rau hoa đá, loài măng đá tảo xanh, nấm v.v.. Với nghề canh tác có kĩ thuật của con người, sản lượng của chúng đang không ngừng tăng lên. Chỉ riêng loài rong biển sản lượng hằng năm đã cao hơn 2.000 lần so với rau dại trước đây. Có thể thấy tiềm lực tăng sản xuất là vô cùng to lớn. Ở nước ngoài người ta còn ươm một loại tảo mới, nghe nói sản lượng 1 ha của loài tảo này sau khi chế biến bằng 20 tấn anbumin, nhiều loại vitamin và những khoáng chất khác cần cho cơ thể. Nó tương đương với dinh dưỡng của sản lượng của 40 ha trồng đậu thu được.

Ngoài tảo biển ra, trong biển có nhiều loài sinh vật phù du mà mắt thường không nhìn thấy được. Có người từng tính toán, dưới tiền đề không phá hoại sự cân bằng sinh thái, nếu dùng chúng chế biến thành thực phẩm thì có thể thoả mãn cho nhu cầu 30 tỉ người.

Về các loại tôm, cá biển càng là món thức ăn quen thuộc của con người, mặc dù sản lượng đánh bắt hằng năm gần đạt tới giới hạn, nhưng ta còn có thể khai thác ngư trường ngoài khơi và phát triển ngành nghề bắt cá. Ví dụ tôm phát sáng ở Nam Cực hằng năm có thể đạt 5 tỉ tấn. Chúng ta chỉ bắt 100 - 150 triệu tấn trong đó thì đã gần gấp đôi sản lượng cá hằng năm hiện nay trên thế giới, huống hồ ngoài khơi và dưới sông nhiều sinh vật biển chưa được ta khai thác. Tiềm lực to lớn của biển không thể kể hết được. Tóm lại chúng ta tin chắc rằng hải dương là kho lương thực trong tương lai của nhân loại.

Tại sao loài cây sống dưới nước lại không bị thối rữa?

Bất kì loại cây nào cũng cần nước, nếu không có nước cây sẽ chết. Song mỗi loại cây lại có tập tính sinh sống khác nhau, có loại cây cần nhiều nước,...

Có bao nhiêu tình huống xuất hiện 24 điểm với 40 lá bài?

Trò chơi bài “24 điểm” là loại bài chơi đấu trí. Cách chơi như sau: Mỗi bộ bài tú lơ khơ, nếu lấy các con bài có số A, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 với...

Tại sao nước làm tắt lửa?

Nước được dùng để dập lửa trong hầu hết các vụ hỏa hoạn. Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này...

Vì sao phải công bố các thông báo về chất lượng không khí?

Hội nghị lần thứ 10 của ủy ban Bảo vệ môi trường khóa 3 của Chính phủ Trung Quốc quyết định: từ 5/6/1997 – 5/6/1998, Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành...

Vì sao có người mộng du?

Mộng du là một hành vi vô ý thức có liên quan với giấc ngủ, cũng là một hiện tượng ngủ mà hàng trăm, hàng nghìn năm nay chưa được giải thích rõ ràng.

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Bệnh lặn nước còn được gọi là bệnh giảm áp, chủ yếu là do khí nitơ trong không khí dưới điều kiện áp suất cao trong nước đã hoà tan quá nhiều vào...

Tại sao gà thích ăn sỏi?

Đối với gà mà nói thì hạt thóc, hạt mạch... có thể được coi là "sơn hào hải vị" của chúng. Tuy nhiên, cho dù bạn dùng những thức ăn này để nuôi chúng, chúng vẫn thích mổ đông bới tây để tìm ăn những hạt sỏi và hạt cát.

Vì sao khi chơi bóng rổ không dễ gì ném trúng liền hai quả vào rổ?

Bóng rổ là môn thể thao được khá nhiều bạn trẻ ưa thích. Trong tình thế hết sức khẩn trương chạy về phía rổ, với động tác đẹp ném trúng vào rổ đối...