Tại sao quần áo để trong tủ lại sinh ra sâu?

Cuối xuân đầu hạ khí hậu mỗi ngày một tăng cao thì quần áo cũng phải thay đổi theo mùa, áo len và đồ len dạ phải chui vào tủ "nghỉ ngơi" rồi, mãi đến cuối thu đầu đông thì chúng mới được đem ra dùng lại.

Quần áo ở trong tủ, nếu như cất giữ không tốt thì sẽ bị mọt cắn hỏng, những quần áo bị cắn này thường là những hàng dệt len, hàng len dạ hoặc áo da, còn hàng dệt bông rất ít khi bị cắn. Đó là bởi vì có một loại côn trùng gọi là con nhậy (sâu cắn len), ấu trùng của nó có một khả năng tiêu hoá đặc biệt, có thể tiêu hoá protêin trong len dạ (thường gọi là "protein sừng"), nhưng không thể tiêu hoá được sợi thực vật, do vậy quần áo bị hỏng thường là sợi lông động vật hoặc đồ len dạ, chứ không phải là hàng dệt bông.

Những con sâu này đến từ đâu vậy? Có một số là trước đây quần áo chưa được cất vào tủ, con nhạy đã đẻ trứng lên trên quần áo, còn một số chui được vào là bởi vì tủ được đóng chưa kín.

Trong tủ để dầu long não (băng phiến) có thể không sinh ra mọt, kì thực cách này chỉ đúng một nửa. Dầu long não có thể toả ra mùi đặc biệt, sâu mọt ngửi thấy thì tránh xa, nhưng nó không thể giết chết được sâu mọt. Nếu như khi bạn cất quần áo, dù quần áo không có sâu mọt, trong tủ đã để dầu long não thì vẫn có thể sinh ra sâu mọt, nếu như cất quần áo có sâu mọt hay trứng của sâu mọt vào tủ thì sẽ bị hỏng. Do vậy quần áo loại dạ, len phải cố gắng ít treo ở bên ngoài.

Nói như vậy, phòng chống bị con nhậy đẻ trứng có phải là mùa hè đừng đem áo len ra phơi không? Không phải vậy. Lợi ích của việc phơi quần áo có rất nhiều. Thứ nhất, quần áo phơi dưới trời nắng có thể chống ẩm, quần áo sẽ không bị mốc. Đồng thời, côn trùng loại sâu cắn len này không thể ăn đồ rất khô được. Ngoài ra, dưới ánh nắng mùa hè, cho dù trong quần áo đã có sâu mọt cũng không chịu nổi ánh nắng Mặt Trời nóng nực được thì tự nhiên sẽ chạy trốn mất. Nhưng có lúc sâu mọt sẽ trốn vào mặt trái của quần áo, chỗ mà ánh nắng Mặt Trời không chiếu vào, vì vậy tốt nhất phơi quần áo phải phơi lật đi lật lại. Quần áo đã phơi qua nắng, cất trong tủ đóng kín, đặt thêm dầu long não vào thì có thể không sinh ra sâu mọt.

Vì sao khi bị ngã từ trên cao, mèo vẫn bình yên rơi xuống đất?

Mèo có một bản lĩnh làm cho người ta hết sức kinh ngạc: khi ngã từ trên cao xuống, chẳng những nó không bị dập chết, mà còn có thể bình yên rơi xuống đất, bốn chân tiếp đất an toàn.

Tại sao trong trai, sò có ngọc?

Cái nôi sinh ra hạt trân châu là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc biển và trai nước ngọt. Có nhiều người nghĩ trai, sò càng lớn thì hạt trân châu bên trong chúng càng to...

Vì sao có bệnh "cận thị giả"?

Con mắt bình thường khi nhìn xa không cần điều tiết, khi nhìn gần mới cần điều tiết.

"Tiếng nói Trái đất" là gì?

Tháng 8 và tháng 9 năm 1977 con người phóng thành công các thiết bị thám hiểm "Người lữ hành số 1" (Voyager 1) và "Người lữ hành số 2" ra ngoài hành...

Vì sao có những vệ tinh có thể trở về mặt đất?

Có vệ tinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về mặt đất, như vệ tinh chụp phim mặt đất, vệ tinh hoàn thành các tài liệu thí nghiệm, vệ tinh mang các...

Tại sao ô tô điện có thể khôi phục địa vị?

Ô tô điện là chỉ loại ô tô không dùng động cơ đốt trong, không dùng xăng, mà dùng động cơ điện một chiều để kéo.

Xoáy nước xuất hiện như thế nào?

Nước sông đang chảy xiết, khi tới trụ cầu thì bị cản, nên phải lùi lại sau. Nhưng phía sau lại là dòng nước đang cuồn cuộn chảy tới, kéo nó chảy theo.

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Tại sao các công trình sư có thể "nhìn thấy" ứng suất ở bên trong vật liệu?

Các ngoại lực mà kết cấu công trình phải chống chịu trong quá trình sử dụng, thường bao gồm trọng lượng bản thân kết cấu, phụ tải do hoạt động của con...