Vì sao mật có sỏi?

Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật (được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml). Dịch này được đưa vào đường ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. Vậy vì sao trong mật lại có sỏi?

Nói chung, người ta cho rằng, sự hình thành sỏi mật có ba điều kiện:

- Tính chất dịch mật thay đổi, thành phần cholesteron hoặc sắc tố mật tăng lên, tạo nên sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hay sỏi hỗn hợp.

- Hệ thống đường mật bị viêm hoặc có giun đũa làm tắc, khiến dịch mật không lưu thông, tích lại, thành sỏi.

- Những hạt cholesterol hoặc sắc tố mật dần dần kết tụ, phát triển thành sỏi.

Sỏi mật là bệnh thường gặp. Khi ăn thức ăn nhiều mỡ hay lượng vận động giảm đi, thành phần dịch mật bị ảnh hưởng, hàm lượng cholestron, sắc tố mật tăng lên. Ngoài ra, hệ thống đường mật có rất nhiều cơ hội để viêm. Đặc biệt là ở nông thôn, tỷ lệ bệnh giun đũa rất cao, dẫn đến giun đũa ống mật, làm cho dịch mật tích lại để hình thành sỏi. Một khi sỏi mật hình thành sẽ ngày càng to thêm.

Để ngăn ngừa bệnh sỏi mật, ta nên tránh ăn thức ăn nhiều mỡ để giảm thấp chất mỡ, cholesterol và sắc tố mật trong cơ thể. Ngoài ra, nên ăn rau tươi và hoa quả để tăng thêm vitamin; đây cũng là một biện pháp có hiệu quả để ngăn chặn sỏi mật.

Việc tích cực vận động, tăng thêm công năng của các nội tạng không những đề phòng được sỏi mật mà còn giúp giảm béo, tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể để tránh viêm hệ thống đường mật. Kịp thời chữa bệnh giun đũa hoặc bệnh viêm đường mật cũng là những biện pháp quan trọng để đề phòng sỏi mật.

Vì sao nước từ hoá lại có tác dụng bảo vệ sức khoẻ?

Hiện tại trên thị trường xuất hiện nhiều loại thiết bị sản xuất nước sạch, có loại có trang bị thiết bị từ hoá, bằng cách cho nước chảy qua lớp sắt từ...

Các nhà du hành vũ trụ từ trên không trung sẽ thấy Trái đất như thế nào?

Khi ở trên không trung, điều thú vị nhất của các nhà du hành vũ trụ đó là được ngắm nhìn toàn bộ bẩu trời. Họ ngắm các vì sao và không bao giờ nhìn...

Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?

Về thành phần hoá học, bông vải chính là xenluloza, là một cao phân tử thiên nhiên. Khi đem bông vải kéo thành sợi, rồi dệt bằng sợi ngang sợi dọc...

Tại sao con cúi dúi còn có thể sinh tồn được đến ngày nay?

Con cúi dúi vừa không có răng sắc như đoản kiếm, không có móng sắc nhọn, lại không có sừng cứng nhọn để làm vũ khí tự vệ, nhưng lại có thể được coi là "hoá thạch sống" tồn tại đến ngày nay.

Tại sao nhân sâm lại có tác dụng tẩm bổ?

Ở Trung Quốc, dùng nhân sâm chữa bệnh đã có lịch sử mấy nghìn năm, do hiệu quả chữa bệnh của nhân sâm rõ rệt, đào tìm cực kì khó khăn, cho nên nhân...

Vì sao không nên vừa ăn, vừa xem sách báo?

Trước khi ăn, không nên cãi nhau tức khí, càng không nên tranh luận kịch liệt, vì tất cả những điều đó sẽ làm nhiễu loạn sự kích thích não, khiến hệ...

Tại sao những bông hoa sặc sỡ màu sắc thường không có mùi thơm, còn hoa thơm thì lại thường có màu trắng?

Màu sắc sặc sỡ của hoa là một nguyên nhân quan trọng khiến cho con người thích thưởng thức chúng.

Vì sao một số cây cổ thụ rỗng thân mà vẫn sống?

Đôi khi ta bắt gặp những thân cây cổ thụ cành lá xum xuê, nhưng thân lại "vườn không nhà trống". Điều gì đã giúp chúng sống thoải mái trong điều kiện...

Tại sao máy tính lại coi là bộ não điện tử?

Loài người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên đã dần dần sáng tạo ra đủ loại các công cụ và khí giới. Những công cụ và thiết bị khí giới này thực chất...