Có phải mọi người máy đều được làm từ sắt thép không?

Nói tới người máy, bạn chắc là sẽ liên tưởng tới máy móc trong nhà máy. Chúng phần lớn được tạo thành bởi những vật liệu sắt thép hoặc vật liệu kim loại khác. Vậy người máy có phải là được chế tạo bằng những vật liệu đó không?

Có nhiều bộ phận của người máy công nghiệp đúng là được làm từ sắt thép hoặc kim loại khác. Vì chúng được dùng trong ngành công nghiệp, phần lớn làm công việc bốc dỡ, hàn, phun sơn, dọn rửa mà phải chịu tải rất lớn, phải có độ cứng và cường độ lớn, tính năng máy móc đòi hỏi cao và kim loại như sắt thép về cơ bản mới có những điều kiện như vậy. Thế nhưng, người máy ngoài những công việc ứng dụng công nghiệp thông thường thì không nhất thiết phải làm bằng kim loại. Rất nhiều người máy có công dụng đặc chủng do trường hợp ứng dụng đặc biệt, công việc đặc biệt mà làm bằng sắt thép thì không thích hợp. Ví dụ người máy ứng dụng vào công nghiệp hạt nhân phải đối mặt với rất nhiều vật có chất phóng xạ, phải dùng vật liệu chống bức xạ, chịu nhiệt độ cao. Sắt thép thông thường không đáp ứng được yêu cầu này, chỉ có sắt không gỉ đặc chủng hoặc hợp kim đặc chủng mới thích hợp. Người máy vũ trụ phải có các đặc điểm như thể tính gọn gàng, trọng lượng nhẹ, tính uốn dẻo cao. Bởi vậy cũng không cần phải dùng sắt thép có độ cứng cao, mà dùng hợp chất nhẹ. Lại ví dụ có nhiều người máy dùng ở gia đình và ngành y tế làm phương tiện trợ giúp con người như quét dọn, hút bụi hoặc đưa thuốc trong bệnh viện. Loại người máy này phần lớn dùng các vật liệu mới như hợp kim plastic cường độ cao. Người máy tí hon thì dùng silic qua laze để khắc mà thành. Một số người máy dạng người thì ngón tay làm bằng cao su silic, có tính đàn hồi như cơ bắp con người, có thể cầm nắm những đồ dễ vỡ như trứng gà…

Do vậy đủ biết người máy không phải đều làm từ sắt thép. Công dụng, chức năng của người máy khác nhau, vật liệu chế tạo chúng cũng khác nhau. Việc nghiên cứu chế tạo và khai thác các loại vật liệu mới cũng là một cơ sở quan trọng và điều kiện tất yếu để người máy phát triển.

Vì sao khi cảm mạo, ta sẽ sổ mũi nước, tịt mũi và sốt cao?

Một trong những bệnh mà con người thường gặp nhất là cảm mạo. Có thể nói hầu như mỗi người, nhiều ít đều đã bị cảm mạo giày vò.

Máy tính bỏ túi và máy vi tính có gì khác nhau?

Người ta không gọi máy tính bỏ túi (calculator) là máy vi tính (computer). Vì sao vậy?

Câu nói "người khỏe mọc tóc, người yếu mọc móng tay" có cơ sở khoa học không?

Người ta dù khỏe hay yếu thì tóc và móng tay vẫn không ngừng sinh trưởng. Tóc có tuổi thọ trung bình 2-6 năm, lâu nhất có thể đạt 25 năm.

Loài người đã phát minh ra những thiết bị vũ trụ nào?

Từ thập kỷ 50 thế kỷ XX đến nay, ngày càng có nhiều thiết bị vũ trụ được đưa lên không trung. Thiết bị vũ trụ là các thiên thể nhân tạo do con người...

Vì sao trên đường chạy đua, điểm xuất phát của các vận động viên không bằng nhau?

Trên các cuộc thi đấu điền kinh thường có đường chạy 200 m. Đoạn đầu của các đường đua này thường có dạng nửa hình tròn.

Vì sao sóng biển lại có màu trắng?

Thực ra, có thể coi sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn. Do đó, để chúng ta dễ hình dung và giải thích hơn về việc tại sao nước biển có màu xanh mà sóng biển lại có màu trắng, hãy cùng nghiên cứu về tính chất của thủy tinh...

Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?

Cây sợ nhất bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang...

Vì sao các động tác “đứng nghiêm, quay phải, quay trái, đằng sau quay” lại có thể là đối tượng của toán học?

“Đứng nghiêm, quay trái, quay phải, quay đằng sau” là bốn động tác không phải là con số, không phải là hình vẽ vì sao lại trở thành đối tượng của toán...

Vì sao có các loại bệnh địa phương?

Bệnh địa phương là chỉ những bệnh phát sinh ở một khu vực nhất định, có liên quan mật thiết với môi trường khu vực đó. Bệnh địa phương lưu hành trong...