Tại sao bề mặt bên ngoài toà nhà Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông có rất nhiều hình tam giác?

Dải đất dọc theo bờ biển từ Loan Tử đến Trung Hoàn ở Hồng Kông là một trong những nơi tập trung các cơ quan tài chính tiền tệ thương nghiệp của Hồng Kông. Phong cách các toà nhà mọc lên như rừng ở đây có khác nhau, nhưng từ nhiều hướng đều có thể nhìn thấy một kiến trúc siêu cao tầng nổi bật hẳn lên, đó là toà nhà Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông, do kiến trúc sư nổi tiếng Bối Duật Minh thiết kế, đặc điểm lớn nhất của nó là có rất nhiều kết cấu tam giác ở bề mặt bên ngoài.

Công trình kiến trúc này vì bốn phía chung quanh đều bị hạn chế bởi các đường xây ở trên cao, diện tích đất có thể sử dụng được tương đối nhỏ. Để đạt được diện tích kiến trúc cần thiết, toà nhà phải xây rất cao, đến 315 m. Nhưng ở Hồng Kông mỗi năm vào mùa hè đều có bão mạnh, điều đó khiến cho việc chống gió của các công trình kiến trúc cao lớn trở thành vấn đề nổi bật. Các nhà thiết kế xuất phát từ hai phương diện để giải quyết bài toán khó về chống gió là phía dưới to phía trên nhỏ, mặt phẳng toà nhà hình vuông được vạch theo đường chéo chia thành bốn hình tam giác, số hình tam giác càng lên cao càng giảm bớt, đến tầng 20 thì bớt thêm một tam giác, đến tầng 28 lại bớt một tam giác, đến tầng 51 lại bớt thêm một tam giác nữa, tam giác cuối cùng phát triển lên đến mái nhà.

Hai là, hình thức mà các "khối ống" đều dùng "khung chịu lực" là chỉ hình thức kết cấu kết hợp các thanh thép theo hình tam giác, ví dụ cột tải điện cao áp tương đương với khung chịu lực thẳng đứng, có một số dầm cầu, khung nhà chịu lực nằm ngang. Khối ống theo kiểu khung chịu lực gọi là "ống khung chịu lực", nó là kết cấu chống gió rất ưu việt mà lại tiết kiệm. Nếu lấy đi các tấm kính ở bề mặt bên ngoài toà nhà Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông thì các "khung xương" của nó, trông giống như một cột tải điện cao áp. Các "khung xương" hợp thành hình tam giác này, là những ống hình hộp vuông làm bằng thép, bên trong đổ bê tông, cường độ rất cao.

Mặt phẳng của toà nhà Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông do các hình tam giác hợp thành, bề mặt bên ngoài cũng do các hình tam giác hợp thành, mái nhà là hình tam giác nghiêng. Hình dạng bên ngoài của nó rất giống một búp măng tre, linh cảm của kiến trúc sư chính là bắt đầu từ câu ngạn ngữ Trung Quốc. "Thanh trúc tiết tiết cao" (nghĩa là "tre xanh cao dần lên từng đốt" - ND), tượng trưng cho sự hưng thịnh phát đạt của ngân hàng.

Tại sao khi ăn dứa tốt nhất trước tiên phải nhúng qua nước muối?

Dứa là loại thực vật thân thảo sinh trưởng nhiều năm, lá hình kiếm, rậm dày, mép có gai nhọn, là một loại quả nổi tiếng vùng nhiệt đới. Chúng vốn có...

Vì sao cơm chan nước nóng không tốt cho tiêu hóa?

Ở Thượng Hải và một số vùng phía Nam Trung Quốc, rất nhiều người ăn sáng với cơm chan nước nóng, vì cách ăn này vừa nhanh, vừa đơn giản. Nhưng ăn cơm...

Tại sao nước hồ không thấm hết vào lòng đất?

Có một ví dụ đơn giản để chứng minh hiện tượng này: Đổ nước đầy một cốc thủy tinh rồi để dưới nắng mặt trời. Sau một vài giờ, bạn sẽ thấy lượng nước trong cốc giảm đáng kể. 

Vì sao nói Hải Vương Tinh được phát hiện dưới ngòi bút của các nhà toán học?

Hơn 2000 năm trước con người cho rằng trong hệ Mặt Trời chỉ có 6 hành tinh lớn. Thổ tinh là hành Tinh cách Mặt Trời gần nhất.

Tinh thể lỏng là gì?

Nói đến tinh thể lập tức người ta nghĩ ngay đến kim cương, muối ăn…, chúng đều là những chất rắn. Thế tinh thể lỏng có phải là chất lỏng kết tinh...

Vì sao phải đưa kính viễn vọng Hapbơn lên vũ trụ?

Kính viễn vọng Hapbơn (Hubble) mang tên nhà thiên văn Mỹ. Ngày 25 tháng 4 năm 1990, kính viễn vọng Hapbơn được máy bay vũ trụ "Phát hiện" đưa vào vũ...

Chúng ta phải làm sao để bảo vệ môi trường?

Khí hậu nóng lên, tẩng ozon bị thủng, những cơn mưa axit, các chất thải có hại, những sinh vật sống hoang dã đã bị huỷ diệt cũng như bẩu khí quyển,...

Tại sao tế bào đơn lại có thể phát triển thành cây?

Một tế bào nhỏ nhoi chỉ dưới kính hiển vi mới có thể nhìn thấy rõ hình dạng của nó. Bạn đã từng nghĩ, bất kì một tế bào của thể thực vật nào nhờ sự...

Vì sao trong động đá vôi, nhũ đá thì chảy xuống dưới còn măng đá lại mọc hướng lên trên?

Bạn đã từng nhìn thấy nhũ đá và măng đá chưa? Bạn có thể tới Quảng Bình, thăm Phong Nha-Kẻ Bảng, ở đó có rất nhiều nhũ đá và măng đá. Nhũ đá và măng...