Tại sao lạc đà được gọi là "chiếc thuyền của sa mạc"

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có thể đi liên tục 3 ngày trong sa mạc. Nếu đi không, chúng có thể chạy được 15 km/h, liên tục trong 8 tiếng không nghỉ. Do vậy, dùng tên gọi "chiếc thuyền của sa mạc" để khen thưởng chúng, quả thật là không hổ thẹn.

Đi trên sa mạc, thường xuyên gặp phải tình huống đáng sợ như bão cát bốn bề, cát vàng bay mù mịt, trời đất quay cuồng. Lúc này, lạc đà bình thản nằm xuống, nhắm mắt, lớp lông mi dài và dày của chúng giống như một lớp rèm chặn đứng gió cát lại, bảo vệ đôi mắt. Đợi cho trận gió cát qua đi, chúng mới đứng dậy, rũ hết cát trên mình, lặng lẽ tiếp tục tiến về phía trước...

Mùa hè, Mặt Trời gay gắt như lửa, nhiệt độ sa mạc lên tới trên 500C, đi trên sa mạc giống như đi trên lò lửa vậy, nửa bước cũng khó đi. Vậy mà, lạc đà lại không để ý một chút nào cả. Những móng chân to lớn của chúng đi trên sa mạc giống như đi trên mặt đất bằng phẳng vậy, vững chãi, không bị lún xuống. Hơn nữa, dưới chân của chúng có một lớp đệm sừng dày, giống như một chiếc "ủng" đặc biệt, không hề sợ nóng một chút nào.

Bản lĩnh lớn nhất của lạc đà là vất vả bôn ba không nghỉ trên sa mạc, có thể 10 ngày, nửa tháng không uống nước. Hoá ra, trong trường hợp hạn hán, lạc đà có chức năng sinh lí đặc biệt chống mất nước.

Mồm và mũi rất lớn của lạc đà là bộ phận quan trọng để giữ nước. Lớp trong lỗ mũi của lạc đà cuộn theo hình xoắn ốc, làm tăng diện tích thở khí. Ban đêm, lớp trong lỗ mũi lạc đà thu hồi lượng nước từ trong không khí thở ra, đồng thời làm lạnh khí, làm cho chúng thấp hơn nhiệt độ cơ thể 8,30C. Theo thống kê, những khả năng đặc biệt này của lạc đà có thể giúp chúng tiết kiệm được 70% lượng nước trong khí nóng thở ra so với con người.

Thông thường thân nhiệt lạc đà sau khi tăng lên đến 40,50C mới bắt đầu toát mồ hôi. Ban đêm, lạc đà thường trước tiên giảm thân nhiệt của mình xuống dưới 340C, thấp hơn thân nhiệt bình thường ban ngày. Ngày thứ hai, thân nhiệt muốn tăng thêm một chút nhiệt độ để toát mồ hôi thì cần thời gian rất dài. Như vậy, lạc đà rất ít khi toát mồ hôi, thêm nữa lại rất ít khi đi tiểu, nên đã tiết kiệm được sự tiêu hao lượng nước trong cơ thể.

Những người bị chết khát trên sa mạc, đa số là do bị mất đi lượng nước trong máu, máu trở nên đặc, cái nóng trong cơ thể rất khó phát tán, dẫn tới thân nhiệt tăng lên đột ngột mà chết. Còn lạc đà lại có thể vẫn giữ được dung lượng máu khi mất nước. Dường như chỉ sau khi mọi khí quan của lạc đà mất nước, nó mới mất đi lượng nước trong máu.

Điều thú vị là, lạc đà vừa có thể "tiết kiệm nguồn nước", lại vừa chú ý đến "khai thác nguồn nước". Dạ dày của lạc đà chia làm ba ngăn, hai ngăn trước có thêm rất nhiều "túi nước", có tác dụng dự trữ nước phòng hạn hán. Do vậy, một khi chúng gặp nước liền ra sức uống, ngoài việc tích trữ nước vào trong "túi nước" ra, chúng còn có thể nhanh chóng đưa nước vào máu tích trữ lại để dùng dần.

Lạc đà lặn lội đường dài trên sa mạc cần phải dự trữ đầy đủ năng lượng. Lượng mỡ dự trữ trong bướu của lạc đà tương đương với 1/5 trọng lượng cả cơ thể chúng. Khi chúng không tìm được thức ăn thì có thể dựa vào lượng mỡ của hai cục bướu này để duy trì sự sống. Đồng thời, trong quá trình mỡ bị oxy hoá vẫn có thể sản sinh ra lượng nước, hỗ trợ cho việc duy trì lượng nước cần thiết cho hoạt động của sự sống. Do vậy, có thể nói rằng, lạc đà vừa là "kho thực phẩm" vừa là "kho nước".

Tại sao nước làm tắt lửa?

Nước được dùng để dập lửa trong hầu hết các vụ hỏa hoạn. Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này...

Tên lửa photon là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Năm 1953 nhà khoa học Đức đưa ra ý tưởng tên lửa...

Vì sao nói Trung Quốc là quốc gia thiếu nước?

Ngày nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước, trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Tổng lượng nguồn nước Trung Quốc không ít, xếp thứ 6 trên thế...

“Chiến tranh lạnh” là gì?

Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, trong tình hình chính trị thế giới đã xảy ra một sự thay đổi rất lớn: phe tư bản chủ nghĩa phương Tây do các...

Vì sao gọi phích nước nóng là không chính xác?

Chúng ta thường quen gọi phích giữ nhiệt là phích nước nóng, bởi vì trong gia đình chúng ta thường đổ nước sôi vào trong phích để giữ nhiệt.

Tại sao máy tính có thể nhìn?

Thiên nhiên trong mắt con người là thế giới tươi đẹp với đủ sắc màu. Con người có thể cảm nhận hình ảnh của cảnh vật xung quanh bằng mắt, còn có thể...

Vì sao chỉ có năm loại khối đa diện đều?

Trong các tinh thể người ta thường thấy các khối đa diện đặc thù: các mặt của tinh thể là những đa diện đều, mọi góc của đa diện đều hoàn toàn bằng...

Tại sao truyền thông không thể thiếu được multimedia?

Multimedia trong lĩnh vực truyền thông là một loại medium (phương tiện truyền thông) truyền thông khác với medium đơn nhất truyền thống. Nó được tạo...

Tại sao một đoàn người không được đi đều qua cầu?

Trong lịch sử đã từng xẩy ra hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất xảy ra khi Napoleon chỉ huy quân Pháp tiến đánh Tây Ban Nha. Khi đội quân đi qua một cây cầu treo, viên chỉ huy đã dõng dạc hô 1,2 và toàn bộ binh lính đã bước đều răm rắp theo khẩu lệnh...