Like
Share
Copy link
Cái chuông, khi đã bị nứt rồi, thì dù bạn có đánh hết sức bình sinh vẫn chỉ nghe thấy những âm thanh rè rè mà thôi. Đó là do chỗ bị nứt làm chuông mất đi sự đối xứng, độ đàn hồi và dao động riêng, chỗ đó không thể cùng ba mặt khác dao động đồng bộ, tạo ra âm thanh.
Chuông hoạt động theo nguyên lý sau: khi bị ngoại lực đánh vào, dao động của nó sẽ hướng về hai phía đối nhau từng đôi một. Chẳng hạn, khi bạn gõ vào mặt phải, thì mặt phải và mặt trái sẽ đồng thời ép vào trong, còn mặt trước và mặt sau thì dãn ra phía ngoài. Tiếp đó, hai mặt trái phải lại dãn ra phía ngoài, đồng thời hai mặt trước sau lại ép vào phía trong. Chính do dao động của các mặt chuông không ngừng đan xen nhau, lúc dãn ra phía ngoài, lúc ép vào phía trong, mà chuông phát ra được âm thanh du dương rồi yếu dần đi.
Nếu chuông được đúc dày mỏng không đều thì dao động của hai mặt đối xứng sẽ không hòa nhịp, âm thanh phát ra không những khó nghe mà thời gian ngân vang cũng ngắn.
Tại sao có quy định "lái xe ngồi bên trái đi theo hướng bên phải"?
Tại sao tấm lợp thủy tinh thép phải làm thành hình lượn sóng?
Vì sao châu chấu bay thành đàn?
Làm thế nào khắc các hoa văn lên bề mặt thuỷ tinh?
Vì sao thùng đựng dầu, phích đựng nước nóng đều có dạng hình trụ?
Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra?
Vì sao Trái đất lại nóng lên?
Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?
Cuộc thi toán ra đời từ bao giờ?