Tại sao cùng một loài cây ở nơi khô hạn thì bắt rễ sâu, còn ở nơi ẩm ướt thì bắt rễ nông?

Con người không uống nước sẽ cảm thấy khó chịu, cây cũng như vậy, trong quá trình sinh trưởng cần rất nhiều nước. Có người tính một cây ngô trong thời kì sinh trưởng cần tất cả 200 kg nước, nếu trồng 3.000 cây trong một thửa ruộng thì cần tới 600.000 kg nước.

Thực vật lấy nước chủ yếu nhờ vào bộ rễ hấp thụ từ trong đất, vì vậy cây từ khi nảy mầm cho đến khi sinh trưởng, phát dục và thậm chí đến trước khi chết đều phải tận lực lấy nước trong đất. Để hấp thụ được lượng, nước nhiều như vậy thực vật phải cố gắng mở rộng bộ rễ xuyên sâu vào trong đất, phát triển rộng khắp tạo ra một bộ rễ khổng lồ dày đặc, xuyên sâu, len lỏi vào từng ngóc ngách, kẽ nứt nhỏ trong lòng đất để lấy nước nuôi sống mình. Như vậy, cây sống ở vùng khô hạn thì bộ rễ của chúng càng phải tận lực đâm sâu hơn. Còn vùng đất ẩm ướt, nước nhiều, rễ không cần đâm sâu vào đất mà chỉ cần có những rễ nhánh rất dài phân bố trên mặt đất là được.

Loài cỏ linh lăng sống trên sa mạc mặc dù phần thân trên mặt đất rất thấp, nhưng phần rễ có thể dài trên 7 m, nếu đem loài cỏ linh lăng này trồng ở vùng đất ẩm thì rễ cái của nó sẽ dài trên dưới 1 m. Còn như cây liễu ta vẫn thường gặp xưa nay đều trồng ở những nơi gần nước, cho nên bộ rễ của nó phát triển tương đối nông, nếu đem nó chuyển đến vùng khô thì bộ rễ sẽ thay đổi hình dáng ban đầu, trở thành bộ rễ tương đối sâu.

Vì vậy có thể nói sự phát triển của rễ cây trồng có quan hệ mật thiết với môi trường chung quanh đất đai, bộ rễ ở môi trường khác nhau thì sự phát triển cũng khác nhau. Song rễ không chỉ thay đổi theo sự biến đổi của thành phần nước trong đất, mà còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác có trong đất, như lượng không khí có trong đất là bao nhiêu, hàm lượng phân bón như thế nào và nhiệt độ của đất... đều có mối liên hệ nhất định.

Nói chung, cùng một loài cây sinh trưởng ở vùng khô hạn thì rễ sẽ đâm sâu hơn sinh trưởng ở vùng đất ẩm ướt, nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước nhiều hay ít. Đó cũng là một trong những biện pháp tài tình khéo léo của thực vật để đấu tranh với môi trường khô hạn.

Vì sao Trung Quốc cấm đốt pháo?

Hằng năm khi đến tết, nhiều người rất thích đốt pháo, đặc biệt là trẻ em. Đốt pháo nổ hoặc đốt pháo bông, pháo hoa, màu sắc muôn vẻ thật là náo nhiệt!...

Tại sao có thể “treo” toà nhà mấy chục tầng lên?

Nghe ra thì thật khó tin, kiến trúc cao mấy chục tầng lại có thể "treo" lên không trung như treo lồng chim sao? Nhưng toà nhà của Công ty động lực...

Tường ngăn lửa (tường lửa) là gì?

Trong thời kỳ dài trước đây, nhà cửa đều là cấu trúc gạch và gỗ. Thậm trí còn là nhà tranh.

Vàng, bạc có bị gỉ không?

Từ thời xa xưa, loài người đã dùng ký hiệu để biểu thị cho vàng, còn dùng ký hiệu để biểu thị cho bạc, là do vàng luôn phát ra ánh sáng vàng lấp lánh...

Tại sao Trầm Hương là loại cây danh giá?

Trẩm Hương là cây kiều mộc xanh quanh năm dòng Thuỵ hương, cũng có tên là “Già nam hương”, “Kỳ nam hương”, lá da thuộc, dạng trứng hình kim tẽ ra,...

Nước sông Tô Châu - Thượng Hải có trong xanh trở lại được không?

Sông Tô Châu dài 125 km, chảy qua khu vực Thượng Hải dài 53,1 km, quãng sông trong thành phố là 23,8 km. Xưa nay nước sông Tô Châu vừa đen vừa thối.

Tại sao lại phải cắt tỉa cành lá cho cây bông?

Việc cắt tỉa cành lá cho cây bông có tác dụng rất lớn cho tăng sản. Đó là vì, sau khi cắt tỉa cành lá, trước tiên điều chỉnh tình trạng chất dinh...

Tại sao đá hoa lại có nhiều màu?

Bạn đã từng đến Bắc Kinh chưa? Khi bạn đi dạo quanh Đại lễ đường nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn, đập vào mắt trước tiên là một dãy cột màu...

Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư?

Khi vịt đi lại, cái cổ vươn rất dài, ưỡn ngực, lắc la lắc lư lạch bạch đi về phía trước. Tại sao vịt lại đi với tư thế như vậy? Muốn tìm hiểu vấn đề này, cần phải quan sát từ thói quen sinh sống của vịt.