Vì sao có lúc chúng ta chỉ cần số có giá trị gần đúng?

Nếu có người hỏi bạn “năm nay bạn bao nhiêu tuổi”. Bạn trả lời “tôi 15 tuổi”. Câu trả lời này hoàn toàn chính xác, nhưng con số 15 chỉ là con số gần đúng, không phải là số chính xác. Giả sử bạn lại có người bạn cũng ở độ tuổi 15 và nếu muốn biết chính xác ai có độ tuổi lớn hơn thì bạn phải biết bạn mình sinh vào tháng nào, nên để nói tuổi chính xác bạn phải nói là 15 tuổi, mấy tháng mới tương đối chính xác hơn một chút.

Còn muốn chính xác hơn phải nói cả ngày sinh, tức bạn phải trả lời 15 tuổi, mấy tháng mấy ngày thì mới biết ai lớn tuổi hơn. Giả sử có hai chị em sinh đôi thì muốn biết tuổi chị em lại phải biết hơn nhau mấy giờ hoặc mấy phút. Thực tế khi nói độ tuổi không mấy ai cần biết đến mấy năm, mấy tháng, mấy ngày, mấy giờ.

Mọi người đều biết một giờ chia thành 60 phút, mỗi phút chia thành 60 giây, một giây lại chia thành 1/10,1/100,1/1000... giây và có thể tiếp tục chia nhỏ nữa.

Đương nhiên để nói độ tuổi thì không nhất thiết phải cần biết chính xác đến như vậy, thường người ta chỉ cần nói gần đúng mấy năm là đủ.

Nhưng trong công tác khoa học có nhiều vấn đề cần đến thời gian rất chính xác. Khi nghe thu thanh chúng ta thường nghe thấy tín hiệu báo giờ “tút, tút, tút...tút” từng giây rất chính xác, sai không đến mấy phần nghìn giây. Các nhân viên hàng hải dựa vào tín hiệu báo giờ này để xác định vị trí tàu thuyền. Trong vật lí nguyên tử lại có loại “siêu hạt” thời gian sống chỉ tính bằng 10-20 giây, đương nhiên là khi nói đến độ tuổi của “siêu hạt” phải tính đến từng 10-20 giây. Trong đời sống thường ngày khi nói đến giờ khắc có lúc gần đúng, có lúc chính xác, có lúc ước lượng gần đúng. Khi xét đến độ chính xác đến độ tuổi nào là do yêu cầu thực tế đặt ra. Khi nói đến độ tuổi của người thì không cần chính xác đến từng giây, thế nhưng khi nói đến “siêu hạt” thì người ta phải tính độ tuổi đến 10-20 giây.

Vì vậy, với các vấn đề khác nhau, việc chọn độ chính xác về các số đo là khác nhau. Các bạn thử xem khi đo độ dài của vải và độ dài của đường cái quan thì rõ ràng là độ chính xác cũng cần khác nhau rồi.

Vì sao nói não càng dùng càng thông minh?

Có người nói: "Não nếu được dùng nhiều, các tế bào não sẽ bị chết", "não dùng nhiều sẽ trở nên chậm chạp". Cách nói này không có cơ sở khoa học.

Mùa hè vì sao thường có mưa giông?

Mùa hè sau buổi trưa hoặc chập tối thường cho ta cảm giác oi bức khác thường. Một chốc sau bỗng sấm ầm ầm, rồi chớp giật, cơn mưa xối xả, mênh mang,...

Tại sao chó là động vật đầu tiên mà loài người thuần hoá thành công?

Các nhà động vật học cho rằng, thuần hoá trên thực tế là một hiện tượng cộng sinh, hai sinh vật khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, thực ra là một việc tốt.

Vì sao Hoàng Hà bị đứt dòng?

Hoàng Hà là do nước sông vàng đục mà có tên như thế. Sông Hoàng Hà dài 5.

Máy tính có thể thay thế bộ não con người không?

Trong xã hội ngày nay, máy tính đã được sử dụng rộng rãi và trở thành công cụ đắc lực để con người làm công việc lao động trí óc. Máy tính có khả năng...

Vùng đầm lầy được hình thành như thế nào?

Phía Tây Tứ Xuyên Trung Quốc là một vùng thảo nguyên rộng lớn, có rất nhiều bèo, tập trung với mật độ lớn phía dưới lớp bèo thối rữa là lắng cặn và...

Vật kiến trúc và vật cấu trúc có gì khác nhau?

Chúng ta rất quen thuộc với các vật kiến trúc như nhà ở, rạp chiếu bóng, tháp truyền hình, văn phòng làm việc, nhà máy sản xuất v.v.

Tại sao cần cho không khí vào trong bê tông?

Bêtông là một loại vật liệu xây dựng rất nặng, thông thường 1 m3 bê tông nặng khoảng 2 tấn, tương đương với trọng lượng của đá. Bêtông có nhiều công...

Vì sao không nên lạm dụng vitamin?

Tục ngữ có câu: "Thuốc ba phần là độc". Vitamin cũng là thuốc, vì vậy nên uống theo nhu cầu, không thể lạm dụng.