Máu nhân tạo có ưu điểm gì?

Khi bệnh nhân mất nhiều máu hoặc trải qua một cuộc đại phẫu, tiếp máu là khâu quan trọng, không thể thiếu được. Nhưng có lúc do gặp khó khăn về nhóm máu hoặc nguồn máu dự trữ thiếu, nếu chỉ dựa vào lượng máu hiến của những người mạnh khỏe thì không thể nào thỏa mãn được nhu cầu điều trị.

Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một loại sản phẩm thay thế cho máu người, đó là máu nhân tạo. Tháng 7 năm 1980, một giáo sư khoa y Đại học Hiroshima (Nhật Bản) tuyên bố, ông ta dùng máu nhân tạo tiếp cho 100 bệnh nhân trong phẫu thuật và đã thu được thành công tốt đẹp. Tháng 6 năm 1980, Bệnh viện Trung Sơn, (Trung Quốc) cũng đã tiếp máu nhân tạo cho một bệnh nhân bị suy bại công năng thận, kết quả rất tốt.

Tên đầy đủ của máu nhân tạo là máu nhân tạo íluocacbon. Nó có khả năng hòa tan chất khí rất cao; trong mạch máu, nó có thể thực hiện phân áp đối với ôxy và CO2 để thực hiện sự khuếch tán khí, nhờ đó mà có thể đưa khí ôxy đến khắp cơ thể và bài tiết khí CO2 ra ngoài. Máu nhân tạo so với máu người có mấy ưu điểm sau:

- Không bị nhóm máu hạn chế, có thể dùng cho bệnh nhân có bất cứ nhóm máu nào. Sau khi tiếp máu, sẽ không xảy ra phản ứng trộn máu nghiêm trọng. Đặc biệt, trong trường hợp cấp cứu, không cần phải kiểm tra nhóm máu, thí nghiệm phối máu giao tạp mà có thể sử dụng ngay. Đối với trường hợp cấp cứu với quy mô lớn lại càng đơn giản, nhanh chóng.

- Bảo quản dễ dàng, không cần phải cất giữ trong tủ lạnh 4-6 độ C như máu tươi mà vẫn có thể bảo quản được hàng năm.

- Không phát sinh sự cảm nhiễm giao tạp. Thường thường khi tiếp máu, nếu không kiểm tra nghiêm ngặt sẽ dễ xảy ra tình trạng vi khuẩn và mầm bệnh trong cơ thể người cho máu chuyển sang cơ thể của bệnh nhân cần máu. Còn máu nhân tạo được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp nên không bị nhiễm vi khuẩn hoặc có độc tố bệnh.

Ngoài việc cấp cứu, máu nhân tạo còn có thể dùng bổ sung cho tim và phổi khi có nhu cầu, hoặc dùng bảo quản các cơ quan để cấy hoặc thay thế.

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Vì sao núi lửa lại ảnh hưởng đến thời tiết?

Tháng 6 - 7 năm 1783, vùng Băng Đảo gần Bắc Cực đã phát sinh hai lần núi lửa. Cảnh tượng lúc đó được ghi lại như sau: Lúc núi lửa bùng nổ, bụi bay...

Tại sao người nguyên thuỷ có thể khoan gỗ để lấy lửa?

Các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, từ rất sớm người nguyên thủy đã biết học cách sử dụng lửa, đó chính là lửa thiên nhiên, tức là những đám lửa do sét đánh vào các khu rừng gây ra cháy...

Tại sao vận động viên đua xe đạp lại luôn bám sát nhau?

Quãng đường đua xe việt dã thường rất dài, đến vài chục thậm chí vài trăm cây số. Ở Pháp, thường có giải đua xe đạp kéo dài hơn mười ngày trời, vượt qua vài nghìn cây số trên các dạng địa hình phức tạp...

Châu Phi đã bị chia cắt như thế nào?

Châu Phi trong con mắt của người châu Âu hàng nghìn năm nay vẫn là mảnh đất thẩn bí. Ngay từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, trong sách của...

Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn nhà nho là chuyện như thế nào?

Năm 213 trước Công nguyên, Tẩn Thuỷ Hoàng ban yếu trong cung điện của thành Hàm Dương cho các quận thẩn. Sau ba tuẩn rượu, viên quan phó xạ Chu Thanh...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Vì sao chỉ có năm loại khối đa diện đều?

Trong các tinh thể người ta thường thấy các khối đa diện đặc thù: các mặt của tinh thể là những đa diện đều, mọi góc của đa diện đều hoàn toàn bằng...

Vì sao tiếng ồn khiến cho con người già yếu?

Tại một thành phố lớn ở Mỹ, có cụ bà 100 tuổi tên là Laloxsơ. Sức khỏe và tinh thần của cụ rất tốt.