Vì sao có các loại bệnh địa phương?

Bệnh địa phương là chỉ những bệnh phát sinh ở một khu vực nhất định, có liên quan mật thiết với môi trường khu vực đó. Bệnh địa phương lưu hành trong phạm vi khu vực, số năm lưu hành khá lâu, hơn nữa số bệnh nhân tương đối lớn, biểu hiện thành những bệnh có đặc điểm giống nhau. Bệnh địa phương có thể phân thành hai loại chính đó là bệnh có tính hóa học và bệnh có tính sinh vật.

Bệnh địa phương có tính hóa học gọi là bệnh hóa học sinh vật trên Trái Đất. Như ta đã biết sự sinh trưởng và phát dục của con người có liên quan chặt chẽ với hàm lượng của các nguyên tố hóa học ở khu vực người đó sinh sống. Trong cơ thể chúng ta nhất thiết có chứa vi lượng một số nguyên tố nào đó. Nếu hàm lượng các nguyên tố trong cơ thể nhiều quá hoặc ít quá sẽ gây ra bệnh. Nhưng chúng ta sống trên mặt đất, sự phân bố các nguyên tố hóa học rất không đồng đều. Ở những địa phương khác nhau hiện tượng không đồng đều này thể hiện rất rõ. Ví dụ ở một vùng nào đó, có loại nguyên tố quá nhiều hoặc quá ít. Điều đó sẽ dẫn đến trong cơ thể chúng ta thừa hoặc thiếu một vi lượng những nguyên tố cần thiết. Dân địa phương vì đời đời kiếp kiếp sống cố định một chỗ nên cơ thể sẽ hấp thu những nguyên tố trong môi trường vượt quá hoặc thấp hơn mức bình thường, do đó mà mắc phải bệnh hóa học có tính địa phương. Ví dụ, nguyên tố iốt phân bố không đồng đều có thể gây nên bệnh tuyến giáp trạng phù to gọi là bệnh bướu cổ; Nguyên tố flo phân bố quá nhiều gây ra bệnh ngộ độc flo. Vì nguyên nhân gây bệnh hóa học địa phương không phải là những sinh vật sống nên không có tính truyền nhiễm.

Bệnh sinh vật địa phương thường ở những khu vực đặc biệt nào đó có loài sinh vật gây ra bệnh hoặc môi giới gây ra bệnh tạo nên. Ví dụ ở một vài nước như Liên Xô cũ trước đây hay ở Mỹ, trong những vùng thảo nguyên và sa mạc người sống thưa thớt, có một loài chuột hoang dã gây ra bệnh. Con người vào khu vực đó sống sẽ dễ bị mắc bệnh. Đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc xuất hiện bệnh sưng khớp rất nhiều, từng đưa lại đau khổ cho cả vùng. Ba mươi năm sau các chuyên gia điều tra nguyên nhân mới biết được bệnh này do tiểu mạch và ngô bị ô nhiễm độc tố T-2 gây ra. Đặc điểm của bệnh sinh vật địa phương là tác nhân gây bệnh do những sinh vật sống, vì vậy nó có tính truyền nhiễm rất mạnh.

Từ khoá: Bệnh địa phương; Bệnh địa phương hóa học; Bệnh địa phương sinh vật.

Vì sao những vật nổi trên mặt nước không bị sóng đánh dạt ra ngoài?

Nguyên nhân thật đơn giản. Nước là do các phân tử cấu tạo nên. Ở những nơi mà sóng lan tới, mỗi một phân tử nước đều buộc phải vận động.

Tại sao hạt giống tạp giao lại có nhiều ưu thế?

Cách đây khoảng hơn 1500 năm, con người đã bắt đầu lai tạo giữa ngựa cái và lừa đực, kết quả là ngựa cái sinh ra một "bảo bối nhỏ", vừa không phải là...

Kiến trúc thành phố hoà hợp với con người và thiên nhiên như thế nào?

Các công trình hiện đại là nơi tiêu hao chủ yếu nguồn năng lượng thiên nhiên. Theo thống kê của Liên hợp quốc, nguồn năng lượng bị tiêu hao có liên...

Tại sao cây dừa thường sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo?

Ở các đảo vùng biển nhiệt đới, thường thấy có những cây dừa thẳng tắp đứng hiên ngang, cây cao tới hơn 20 m, lá xanh rì còn to hơn cả chiếc ô, trên...

Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

Những thuyền viên và ngư dân đánh cá trên biển lâu đời đều có kinh nghiệm phong phú. Để đối phó với gió lốc (áp thấp), họ thường căn cứ vào hướng gió...

Gene di truyền vân tay là gì?

Vân tay là từ chỉ các hoa văn trên da đầu ngón tay. Chúng có vẻ khác nhau không nhiều, nhưng thực ra là thiên biến vạn hóa.

Mùa hè, ếch để vào tủ lạnh có thể ngủ đông không?

Rất nhiều loại động vật quen thuộc đối với chúng ta có thói quen ngủ đông như ếch, rùa, rắn, thậm chí cả gấu đều ngủ vùi khi mùa đông tới, dường như chúng chẳng muốn chứng kiến cảnh mặt đất trắng xoá băng tuyết.

Vì sao giấy gói hàng (giấy bao xi măng) lại bền như vậy?

Chắc các bạn thường thấy ở các công trường xây dựng người ta chất các bao xi măng thành đống. Xi măng được đóng bao kín trong những bao làm bằng giấy...

Tại sao tỏi có tác dụng kháng khuẩn?

Nói đến tỏi mọi người đều quen thuộc. Thân củ tỏi màu trắng, có củ vỏ tím, có củ vỏ trắng, khi rán cá cho hai nhánh tỏi vào có thể loại bỏ mùi tanh,...