Tại sao sinh vật có thể bị tuyệt chủng?

Chim Đô Đô và chim bồ câu Bắc Mĩ là những sinh vật đã từng tồn tại trên Trái Đất với số lượng lớn và sớm đã trở thành di vật của lịch sử. Những loại động vật quý hiếm khác như hổ Đông Bắc, voi Châu Phi, hắc tinh tinh... hiện nay cũng đã đến thời điểm mấu chốt của sự tồn vong. Các nhà khoa học dự đoán, thời đại mà chúng ta đang sống chính là thời đại tai hoạ của sinh vật, tốc độ tuyệt chủng của nó tương đương gấp 4000 lần của thời đại khủng long. Vậy thì tại sao sinh vật có thể bị tuyệt chủng khi mà rất khó biến hoá thành công? Tại sao hiện nay tốc độ tuyệt chủng lại nhanh như vậy?

Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn xem chim Đô Đô bị tuyệt chủng như thế nào? Chim Đô Đô thân dài 1 m, có thể nặng tới 20 kg, đã từng sống trên đảo Mađagasca - Châu Phi. Tuy được gọi là chim nhưng nó lại giống gà, vịt nuôi ở nhà mà hiện nay chúng ta thường thấy. Chúng không có khả năng bay lượn. Khi dấu chân của loài người đặt lên mảnh đất màu mỡ này thì thịt của chim Đô Đô đã nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn. Vậy là trong thời gian không đầy 200 năm, chim Đô Đô đã bị loài người tiêu diệt sạch.

Chim bồ câu Bắc Mĩ cũng có số phận tương tự như vậy, chỉ khác là tốc độ tuyệt chủng nhanh hơn. Năm đó, giữa Mĩ và Mêhicô có khoảng mấy tỉ con chim bồ câu Bắc Mĩ tự do bay lượn, số lượng nhiều đến nỗi khiến người ta cảm thấy khiếp sợ. Ngay sau đó, những tiếng súng vang dội lên không trung không ngớt và đến năm 1914 thì loài động vật nhỏ bé này đã bị đi vào con đường tuyệt chủng.

Từ hai ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động của loài người là nguyên nhân chủ yếu làm cho một số động vật bị tuyệt chủng. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội loài người khi con người bắt đầu sử dụng các loại công cụ hiện đại để chặt cây, phá rừng thì những cánh rừng hoang dã xưa kia dần dần bị những toà nhà cao tầng chiếm lĩnh, phá huỷ nơi sinh sống vui chơi của rất nhiều loài động vật.

Loài người phát triển đã trực tiếp gây ra các nguồn ô nhiễm cùng với không gian sinh sống của chính mình. Việc xả nước bẩn và nước thải đã làm cho sự sinh sôi của động vật bậc thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cũng gây khó khăn đến nước uống cho động vật bậc cao. Ngay sau đó, chúng ta nhìn thấy một số khu vực có trình độ công nghiệp hoá tương đối cao, không chỉ là động vật hoang dã, có khi cả những vật nuôi trong nhà cũng sẽ biến thành dị dạng. Nếu tiếp tục như vậy, sự tuyệt chủng của các loài động vật này chỉ còn là vấn đề thời gian.

Loài người còn đưa nhiều động vật lên bàn ăn, ví dụ như ếch. Từ sau khi trở thành món hàng thường xuyên có mặt ở chợ thì việc quản lí đồng ruộng ngày càng ỷ lại vào thuốc trừ sâu. Sự ô nhiễm của thuốc trừ sâu ngược lại đã phá hoại môi trường sinh thái của ếch, sự tuần hoàn ác nghiệt này chắc chắn sẽ đưa loài ếch đi vào con đường tuyệt chủng. Thực ra, không chỉ có loài ếch mà cả loài bò sát, loài chim, loài động vật có vú, thậm chí cả côn trùng cũng đều trở thành đối tượng truy đuổi của các thực khách. Sự xuất hiện của một loài sinh vật phải trải qua sự biến hoá mấy vạn năm, mấy chục vạn năm, vậy mà muốn tiêu diệt nó có lẽ chỉ cần thời gian mấy năm.

Đương nhiên, sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật là một sự tất nhiên trong lịch sử tiến hoá sinh vật. Ví dụ như quần thể sinh vật cách đây 600 triệu năm, do sự phát triển của động vật đã xuất hiện quần thể mô cứng như loài giáp xác...; những sinh vật chỉ có kết cấu mô nhuyễn thể không chống lại được sự tấn công đành phải trở thành miếng mồi ngon cho các động vật khác; có thể nói đây là một loài sinh vật kế thừa của đời trước.

Tại sao người Nhật thích mặc Kimono?

Hoà Phục (quần áo Nhật Bản) là trang phục truyền thống của người Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Kimono. Ở Nhật Bản, Kimono xuất hiện cho đến nay đã...

Có phải Trái đất tự quay một vòng vừa đúng một ngày không?

Thời gian Trái Đất tự quay một vòng là 23h56', nhưng một ngày trên Trái Đất là 24h. Điều đó có mâu thuẫn không?

Vì sao phương pháp thay thế dần lại cho một con số có tính ngẫu nhiên?

Hình vẽ ở bên dưới là một hàm bậc hai y = ax(1 - x); 0 < x <1, a là một tham số. Với x = 1/2ta nhận được cực trị của đường parabon.

Vì sao vào mùa đông, vành tai và tay một số người hay bị nứt nẻ?

Đến mùa đông, một số người tuy đội mũ, đeo găng tay nhưng vẫn bị nứt nẻ. Một số người khác tuy không chú ý bảo vệ, hay làm việc ngoài trời nhưng lại...

Lá lách có những ích lợi gì?

Lá lách nằm ở bên phải phía trên bụng, màu đỏ thẫm. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, nó là "nhà

Vì sao bãi biển nhiều sa khoáng đến thế?

Người ta kinh ngạc phát hiện, một số bãi biển nào đó chứa rất nhiều những bảo vật kỳ lạ, đó là sa khoáng bãi biển. Trong những sa khoáng này chứa...

Vì sao việc ăn lương thực tạp lại có ích cho sức khỏe?

Người phương Nam một ngày ăn ba bữa, hầu như đều bằng cơm, còn người phương Bắc lại lấy bột mì làm lương thực chính. Nhưng các nhà dinh dưỡng học lại...

Mặt trời có "chết" không?

Đối với con người mà nói, Mặt Trời chói sáng chắc chắn là thiên thể quan trọng nhất trong vũ trụ. Vạn vật sinh trưởng dựa vào Mặt Trời.

Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím?

Nhím là loài động vật cỡ nhỏ, chuyên ăn côn trùng, đặc điểm lớn nhất của nó là khắp thân mọc đầy gai nhọn...