Vì sao hình thành sông băng và núi băng?

Trên Trái Đất ở một số vùng núi và hai cực quanh năm đều khoác áo trắng. Ở vùng núi, vì địa thế cao, không khí loãng, nên nhiệt độ thấp, còn ở hai cực vì nhiệt lượng ánh nắng Mặt Trời ở đó rất ít cho nên khí hậu quanh năm giá lạnh. Bốn mùa đều đóng băng. Tổng cộng diện tích quanh năm bị băng bao phủ là 16 triệu km2, trên 90% là ở hai vùng cực. Những băng tuyết này tồn tại dưới dạng sông băng.

Vì sao lại gọi là sông băng? Đó là vì mặc dù băng rất rắn, nhưng dưới tác dụng của trọng lực, nó vẫn chảy chậm chạp từ cao xuống thấp. Tốc độ chảy của sông băng nói chung một ngày đêm là 1 m, có những sông băng cá biệt ngày đêm có thể chảy hơn 20 m. Chúng đều có quy luật chung là băng càng dày, độ dốc càng lớn, nhiệt độ càng cao thì tốc độ chảy càng nhanh. Băng cấu tạo thành sông băng khác với băng thông thường, nó không phải được đông kết từ băng đơn giản mà là từ tuyết. Khi ánh nắng chiếu xuống giữa các lớp tuyết, chúng tan ra một ít, sau đó đông kết lại, đầu tiên kết thành tuyết ở dạng hạt, tiến thêm một bước mới kết thành băng. Loại băng này hơi nhẹ hơn băng bình thường, gọi là băng của sông băng.

Sông băng ở trên các đỉnh núi gọi là sông băng ở núi cao, còn sông băng ở hai vùng cực gọi là sông băng đại lục. Hầu như toàn bộ đại lục ở Nam Cực đều chìm ngập dưới lớp băng dày trên nghìn mét.

Diện tích sông băng ở Nam Cực chiếm trên 85% toàn bộ diện tích sông băng. Theo tính toán tổng thể tích sông băng có khoảng 28 triệu km3. Đặc điểm của loại sông băng này là độ dốc không lớn, nó chỉ có độ nghiêng ở mép ngoài và hình thành những lưỡi băng kéo dài ra biển. Ở các dốc bờ biển, băng thường phát sinh nứt gãy, đồng thời phần băng chìm xuống biển được nước biển nâng lên, làm cho lưỡi băng bị gãy chất thành núi băng. Có lúc núi băng nổi trên biển gặp phải những lưỡi băng, hai bên đều bị gãy, hình thành núi băng mới. Hình dạng của núi băng chủ yếu là hình mặt bàn hoặc hình góc nhọn, những khối băng lớn có thể giữ lâu từ 2 - 10 năm nổi trên mặt biển hàng trăm mét. Bộ phận nổi trên mặt biển này chỉ chiếm khoảng 1/7 thể tích toàn khối băng. Những người đi biển ở các cực, khi húc phải núi băng thường xảy ra nguy hiểm, có lúc tàu bị đánh đắm. Con tàu Titanic nổi tiếng chính là húc vào núi băng mà bị đắm.

Có sinh vật nào không bao giờ bị chết không?

Rất nhiều sinh vật, kể cả con người đều không tránh khỏi cái chết. Đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả mọi người đều phải chấp nhận.

Thế nào là sóng vô tuyến vũ trụ?

Nói đến phát sóng vô tuyến người ta vẫn có cảm giác đó là một danh từ khoa học bí ảo, sâu xa và trừu tượng. Thực ra nó chính là sóng vô tuyến trong...

Vì sao màu sắc các sao khác nhau?

Màu sắc các sao khác nhau, đó không phải do ai vẽ nên mà quả thực màu sắc các sao muôn màu muôn vẻ.

Vì sao nói đảo Hải Nam vốn liền với đại lục?

Hải Nam là đảo lớn thứ hai của Trung Quốc. Nó nằm trên nền lục địa phía bắc biển Đông, bờ bắc cách eo biển Quỳnh Châu và nhìn sang bán đảo Lôi Châu...

Bốc thăm trước và bốc thăm sau cách nào lợi hơn?

Khi cần quyết định chọn một phương án trong nhiều phương án đưa ra, người ta hay dùng biện pháp bốc thăm. Ví dụ trong trận thi đấu bóng bàn, người ta...

Vì sao thiên văn phải dùng năm ánh sáng để tính khoảng cách?

Trong cuộc sống ta thường lấy: cm, m, km là đơn vị tính độ dài. Ví dụ một tấm kính có độ dày 1 cm, 1 người cao 1,8 m, khoảng cách giữa hai thành phố...

Cha mẹ thấp có sinh được con cao lớn không?

Thông thường, cha mẹ cao thì con cái cũng cao. Nhưng không thể phủ nhận là trong một số gia đình cha mẹ cao nhưng lại xuất hiện con thấp và ngược lại,...

Vì sao phương pháp thay thế dần ngày càng tỏ ra quan trọng?

Thế nào là phương pháp thay thế dần? Trước hết ta giải phương trình x2= 2. Thế chẳng phải nghiệm của phương trình là √2 sao? Không sai.

Vì sao miền Đông Nam Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió tây bắc?

Phần lớn miền duyên hải Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió đông bắc. Hướng gió thay đổi theo mùa gọi là gió mùa.