Vì sao tàu biển đi về phía Tây một ngày sẽ ngắn hơn đi về phía Đông?

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, có 5 tàu biển Tây Ban Nha do Magellan dẫn đầu, rời khỏi hải cảng Shenlaka đi về phía Tây bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất. Qua gần 3 năm chỉ còn một chiếc tàu đến được quần đảo Futtejiao cách Tây Ban Nha một ngày đường. Các thuỷ thủ ghi trong nhật ký hàng hải: ngày 9 tháng 7 năm 1522 đến quần đảo Futtejiao.

Khi các thủy thủ lên bờ, họ tranh luận với dân địa phương: "Hôm nay là ngày mùng 9". Dân bản địa cãi lại và khẳng định: "Không! các ông nhầm rồi, hôm nay là ngày mùng 10".

Nhật ký hàng hải ghi đầy đủ, không sai một ngày, cho nên các thuỷ thủ không thừa nhận mình sai.

Vậy sao ngày mùng 9 lại trở thành ngày mùng 10 được? Thực tế hôm đó là ngày mùng 10. Lẽ nào nhật ký đã ghi sai ngày? Quả thực hôm đó không hiểu mình sai ở đâu. Vậy cuối cùng ai sai, ai đúng?

Một ngày đã mất đi đâu? Hồi đó không ai giải thích được sự nhầm lẫn này. Mãi về sau người ta mới tìm ra nguyên nhân: đó là do khi tàu đi từ đông sang tây vòng quanh Trái Đất gây nên.

Trái Đất quay liên tục từ tây sang đông. Khi con tàu của họ đi về phía tây thì con tàu cùng với Mặt Trời như chơi trò đuổi bắt, ban ngày họ không ngừng đuổi theo Mặt Trời, còn ban đêm họ trốn được Mặt Trời mọc. Như vậy thời gian một ngày đêm bị kéo dài ra. Theo tính toán trên tàu của họ mỗi ngày dài hơn 24 giờ một phút rưỡi. Một phút rưỡi này rất ngắn nên các thủy thủ không phát hiện thấy sự chênh lệch trên đồng hồ của họ. Nhưng hành trình của họ trên biển kéo dài gần ba năm, tích tiểu thành đại, mỗi ngày kéo dài một phút rưỡi, ba năm đã kéo dàu thêm đúng một ngày. Đó chính là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn ở trên.

Đương nhiên nếu họ quay ngược trở lại từ tây sang đông thì ngày đó lại biến thành ngắn hơn 24 giờ, sau gần 3 năm sẽ nhiều hơn được một ngày, nên sẽ không gây ra sai sót.

Thủy thủ xưa đi tàu trên biển so với tàu viễn dương hiện đại ngày nay hoặc máy bay phản lực thì chậm hơn nhiều. Khi đi về phía tây trên những cự ly dài, tàu viễn dương hoặc máy bay phản lực mỗi ngày không còn là kéo dài gần 2 phút mà đến mấy mươi phút, thậm chí mấy giờ, bởi vì khả năng đuổi theo Mặt Trời rất nhanh. Như vậy khi tính giờ đi trên biển người ta không thể bỏ qua những thời gian tăng hay giảm này. Nếu ai quên đi thì lúc cập bến họ sẽ dễ bị nhầm lẫn theo thời gian quy định, máy bay dễ không hạ cánh đúng lúc.

Vì sao mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh?

"Mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh" là câu nói cửa miệng mà ta thường nghe thấy. Ý nghĩa của câu này là khí hậu mùa xuân vừa chuyển sang ấm, không nên...

Vì sao cần "tồn trữ" hyđro vào kim loại?

Ngày nay loài người chủ yếu sử dụng dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên là các nhiên liệu hoá thạch làm nhiên liệu. Chúng đều là những nhiên liệu không...

Vì sao phải nghiên cứu những phân tử giữa các vì sao?

Các nhà thiên văn gọi chung các chất như khí, bụi giữa các vì sao là một vật chất giữa các vì sao. Những năm 30 của thế kỷ XX các nhà khoa học đã dùng...

Tại sao máy bay trực thăng lại có hai cánh quạt?

Mọi người đều biết rằng hình dáng máy bay trực thăng không giống với các loại máy bay khác, nguyên lý hoạt động của nó cũng vậy. Phía trên đỉnh máy bay có một cánh quạt lớn ngoài ra còn có một cánh quạt nhỏ ở phía đuôi.

Sao Chổi có va chạm với Mặt trời không?

Báo chí đã từng đăng những bản tin rất giật gân, đại ý là: Chiều ngày 30 tháng 8 năm 1979 một vệ tinh nhân tạo khi quan sát thực nghiệm gió Mặt Trời...

Tại sao khi ta rót bia vào cốc lại có nhiều bọt trên bề mặt?

Khi rót bia vào cốc, bạn sẽ thấy có rất nhiều bọt khí từ đáy cốc sủi lên trên. Mọi người thường cho rằng, những bọt khí này vốn đã có sẵn trong bia.

Vì sao bật lửa lại làm bắn ra tia lửa?

Trong bật lửa có đá lửa. Chỉ cần ấn ngón tay đánh "tách" một cái là có thể làm bắn ra nhiều tia lửa.

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...

Vì sao trên máy bay cần lắp đặt đèn xanh đèn đỏ?

Ở ngã tư đường giao thông tấp nập, luôn đặt cột đèn xanh đèn đỏ rất nổi bật. Xe cộ và người đi đường đều tự giác tôn trọng quy tắc giao thông “đèn đỏ...