Tại sao quả trứng gà có một đầu to một đầu nhỏ?

Mỗi một người đều đã từng ăn trứng gà, cũng rất quen thuộc với trứng gà, hình dáng của quả trứng giống như một hình bầu dục có hai đầu không cân bằng, nhưng tại sao hai đầu của trứng gà lại một đầu to một đầu nhỏ vậy nhỉ? Muốn tìm hiểu vấn đề này, trước tiên cần phải biết quá trình hình thành của trứng gà trong cơ thể gà mái.

Cấu tạo của trứng gà được chia thành 4 bộ phận: lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ trứng.

Lòng đỏ được hình thành trong buồng trứng. Sau khi lòng đỏ trứng đã thành thục sẽ rời khỏi buồng trứng, rồi từ trong miệng phễu ở phần trên của ống dẫn trứng đi vào trong ống dẫn trứng, và di chuyển về phía dưới đến chỗ phình to của ống dẫn trứng. ở đây, cơ thể tiết ra một lượng lớn anbumin, bọc bên ngoài lòng đỏ, hình thành một lớp lòng trắng dày trong suốt. Sau khoảng 2 ~ 3 tiếng, nó từ chỗ phình to của ống dẫn trứng ép vào phần ống hẹp, và tại đây đã hình thành màng vỏ. Hơn 1 tiếng sau, nó lại bị ép vào tử cung (vách dày, có cấu tạo cơ phát triển), vỏ trứng được hình thành ở trong tử cung, và cả quả trứng hoàn chỉnh đã được hình thành. Trong quá trình hình thành, trứng phải nằm lại trong tử cung 18 ~ 20 giờ, rồi sau đó cơ ở tử cung co bóp, đẩy trứng qua xoang bài tiết sinh dục ra ngoài cơ thể. Đó cũng chính là hiện tượng gà đẻ trứng mà chúng ta thường nói.

Quá trình trên khiến cho chúng ta hiểu rõ một vấn đề:

Trứng gà sở dĩ có một đầu to, một đầu nhỏ là do trong quá trình hình thành bị đầu trên của ống dẫn trứng dồn ép từng đoạn một, đầu trứng này hướng về phía trước (tức là hướng xuống đoạn dưới của ống dẫn trứng) do tác dụng cơ học của sự di chuyển mà hình thành. Một đầu trứng bị dồn ép, lòng trắng và lòng đỏ bị đẩy sang phải rồi lại sang trái, vì thế mà đầu trứng này bị phình to, sau khi vỏ hình thành xong, thì đầu to được cố định lại. Đầu ngược lại với đầu to của trứng cũng chính là trứng hướng xuống đoạn cuối của ống dẫn trứng, làm cho ống dẫn trứng mở rộng, để trứng dễ di chuyển xuống tử cung, vì vậy đầu này trong quá trình di chuyển do chịu tác dụng của lực dồn ép phía trong của ống dẫn trứng vào quả trứng, sau khi vỏ được hình thành thì đầu nhỏ cũng đã được định hình rồi. Lúc này trứng trong tử cung, đầu nhỏ hướng về phía đuôi gà, còn đầu to thì nằm ở hướng ngược lại.

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Bệnh di truyền phát sinh như thế nào?

Trong quan niệm của người xưa, bệnh di truyền có liên quan tới cơ quan sinh dục. Cùng với sự phát triển của sinh vật học phân tử hiện đại, loài người...

Lỗ đen là gì?

Trên bầu trời sao nhấp nháy. Trừ các hành tinh ra, tuyệt đại bộ phận các ngôi sao là những hằng tinh giống như Mặt Trời, chúng đều tự phát sáng và...

Liệu Acximet có thể thực sự nhấc được cả trái đất?

Nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Acximet cho rằng thông qua đòn bẩy, chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ, có thể đưa một vật có khối lượng lớn lên cao.

Vì sao giấy gói hàng (giấy bao xi măng) lại bền như vậy?

Chắc các bạn thường thấy ở các công trường xây dựng người ta chất các bao xi măng thành đống. Xi măng được đóng bao kín trong những bao làm bằng giấy...

Vì sao có thể dùng tiếng ồn làm hình phạt?

Thời Trung Quốc cổ đại người ta đã dùng tiếng chuông để xử tử phạm nhân. Họ trói phạm nhân vào một cái chuông to, dùng tiếng chuông kích thích khiến...

Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?

Nói đến nhân sâm, người ta lại nghĩ ngay đến câu nói “Đông Bắc có tam bảo: nhân sâm, da chồn, ô lạp thảo”. Quả thực, nhân sâm là thực vật làm thuốc...

Ánh sáng “vô địch vũ trụ” về tốc độ

Các nhà vật lý đã khẳng định rằng vận tốc ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/giây) là cực đại trong vũ trụ.

Vì sao nói ngủ giường hơi cứng phẳng là tốt?

Con người mất khoảng 1/3 cuộc đời cho việc ngủ; do đó, giường đối với chúng ta rất quan trọng. Có nhiều loại giường: giường phẳng, giường đệm, giường...