"Hành vi xoa dịu" của khỉ có ý nghĩa gì?

Các động vật nhỏ bé khi gặp các động vật to lớn, thường đưa ra những động tác làm dịu đi sự hung dữ của đối phương hoặc trút giận lên người khác, để đạt được mục đích kiềm chế hứng thú tấn công của đối phương. Động thái này được gọi là "hành vi xoa dịu".

Khỉ đực thường muốn gần gũi với khỉ cái khi đang nuôi khỉ con, còn khỉ cái lại hung dữ không cho gần gũi. Và khỉ con cũng sẽ kêu gào lên. Lúc này, khỉ đực để kiềm chế tính phản kháng của đối phương trước tiên đã múa hữu hảo để dỗ ngọt khỉ con. Khỉ cái nhìn thấy cảnh tượng này thì cũng sẽ hoà dịu với khỉ đực.

Để xoá bỏ thái độ thù địch, bất kể là cái với đực, đực với cái hay cái với cái, hai con khỉ khi chạm nhau sẽ chạm thân vào nhau, tiếp xúc lông thân với nhau, thì thái độ thù địch sẽ dần dần giảm bớt, không khí căng thẳng sẽ dịu đi. Trong đàn khỉ do thường xuất hiện sự khiêu khích của một con khỉ mạnh mà dẫn đến cả đàn đánh nhau. Lúc này, chỉ cần một con khỉ ra chải lông trên thân của "kẻ gây chuyện" này một cách cẩn thận, vỗ về trạng thái điên khùng của nó, thì cả đàn khỉ sẽ lập tức bình yên vô sự.

Kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu là chuyện thường thấy trong thế giới động vật. Tuy nhiên, khi động vật nhỏ bé vừa nhìn thấy động vật to lớn, chỉ cần chúng đưa ra động tác làm hoà dịu thì cũng sẽ không có vấn đề gì. Ví dụ trong nhiều con khỉ sinh sống ở núi Nga Mi, chúng ta thường xuyên có thể nhìn thấy cảnh tượng này, một con khỉ lớn hung dữ nhảy về phía một con khỉ khác, các con khỉ kia nhìn thấy con khỉ đó đến, lập tức chuyển hướng, quay lưng lại với kẻ uy hiếp và uốn éo mông. "Cho xem mông", đây là một hành vi làm người ta rất ghét của loài người, nhưng trong giới động vật lại là biểu hiện làm dịu không khí tranh đấu căng thẳng. Lúc này, kẻ uy hiếp cũng sẽ làm động tác uốn éo mông như vậy. Tình huống này, về mặt động vật học gọi là hành vi "không có tính trêu ghẹo".

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, loài chim cũng có hành vi xoa dịu. Ví dụ loài chim khi yêu nhau, chim mái thường có thể do không muốn mà tấn công chim trống. Nhưng chim trống khi nhìn thấy tình hình này thì sẽ tìm thức ăn đưa đến cho chim mái, để chim mái vui vẻ mà đạt được mục đích yêu đương.

Sư tử và hổ, ai là kẻ mạnh hơn?

Trên thực tế, hổ sống ở Châu Á, sư tử sản sinh ở Châu Phi. Có thể nói hai loài hùng bá mỗi phương, không có cơ hội để đọ sức, để phân mạnh, yếu.

Tại sao gia đình người máy lại có hình thù khác nhau?

Ô nhiễm môi trường bắt đầu sản sinh từ khi nào?

Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên Trái Đất hoàn toàn là môi trường nguyên thủy, không có thôn ấp, thành phố, không có nhà máy, hầm mỏ,...

Chu Nguyên Chương đã trở thành vị hoàng đế khai quốc của Trung Quốc như thế nào?

Năm 1368 tại kinh đô cổ Nam Kinh đã cử hành một điển lễ long trọng, đưa một vị hoà thượng ăn mày lên ngôi hoàng đế. Đó chính là hoàng đế khai quốc Chu...

Mắt thú ăn thịt khác mắt thú ăn cỏ như thế nào?

Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy một hiện tượng rất thú vị. Với các loài thú ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói…, mắt của chúng đều nằm phía trước phần...

Vì sao việc tắm nước lạnh có tác dụng rèn luyện thân thể?

Người xưa cho rằng, muốn sức khỏe tốt phải thường tắm nước lạnh. Sự thật quả như thế.

Tại sao người máy có thể làm việc trên vũ trụ?

Khai thác và sử dụng tài nguyên vũ trụ là một nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng của loài người. Thế kỉ XX với sự phát triển của kĩ thuật du hành vũ...

Vì sao chúng ta không cảm thấy Trái đất chuyển động?

Mỗi giây, Trái đất vượt được chặng đường tới 30 km quanh Mặt trời. Đó là chưa kể tới việc Trái đất tự quay quanh mình với tốc độ ở đường xích đạo là 465 mét / giây. Vậy mà có vẻ như Trái đất đang đứng yên...

Vì sao ở các thành phố công nghiệp lại có ô nhiễm quang hoá?

Vào năm 1943, ở thành phố Los Angeles của nước Mỹ bỗng nhiên có đám khói mù màu xanh nhạt bay chầm chậm trên bầu trời. Không ít cư dân trong thành phố...