Gió được hình thành như thế nào?

Cờ bay phấp phới, thuyền buồm chạy băng băng, mặt nước dập dềnh, sóng vỗ oàm oạp tất cả những cái này đều do gió gây nên. Lúc gió dịu dàng thì cây cối lao xao, lúc cuồng phong nổi lên mọi vật nhảy múa lung tung cây đổ nhà sập.

Vậy gió được hình thành như thế nào? Tục ngữ có câu: “Nóng quá sinh gió”. Câu nói này rất có lý. Ánh nắng Mặt Trời đốt nóng mặt đất, do tính chất bề mặt khác nhau, chịu nhiệt không đều, nên nhiệt độ không khí các vùng nơi cao nơi thấp. Chỗ nhiệt độ cao không khí nở ra, mật độ giảm thấp, khí áp giảm xuống, chỗ nhiệt độ thấp không khí co lại, mật độ tăng lên, khí áp tăng cao. Vì có sự chênh lệch áp suất không khí giữa hai vùng, ta gọi là độ chênh áp suất không khí, nên sản sinh ra luồng gió mạnh từ vùng áp suất cao chạy xuống vùng áp suất thấp, giống như nước trong lòng sông chảy từ chỗ cao về chỗ thấp. Gió được hình thành như thế.

Độ chênh áp suất không khí giữa hai vùng càng lớn thì dòng chảy không khí càng mạnh, nên gió càng to. Độ chênh áp suất nhỏ, không khí vận chuyển chậm thì gió càng yếu. Nếu áp suất hai vùng bằng nhau đương nhiên sẽ không có gió.

Sự phân bố áp suất không khí các vùng trên mặt đất không những chênh nhau mà còn luôn luôn biến động. Khí áp cao, khí áp thấp khi thì khống chế trên đất liền, khi chuyển rời ra biển, Khí áp cao của luồng không khí lạnh thường tràn từng đợt từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp. Khí áp thấp ở những vùng ôn đới thường tràn từ phía tây sang phía đông, còn khí áp thấp vùng nhiệt đới lại thường tràn từ phía đông sang phía tây. Như vậy hướng và độ to nhỏ của lực chênh áp giữa các vùng luôn luôn biến đổi, cho nên gió của các vùng lúc mạnh lúc yếu không ngừng đổi hướng.

Mùa đông lục địa tản nhiệt nhanh hơn trên biển cho nên nhiệt độ không khí trên lục địa thấp hơn nhiều so với biển, còn áp suất không khí cao hơn trên mặt biển, cho nên khí áp cao thường chiếm cứ lục địa, do đó mùa đông ở Trung Quốc gió mùa tây bắc vừa lạnh, vừa khô tràn từ lục địa ra biển. Mùa hè ngược lại, dưới ánh nắng chói trang của Mặt Trời, lục địa nóng nhanh hơn mặt biển cho nên nhiệt độ không khí cao, còn áp suất lại thấp hơn trên biển rất nhiều, do đó gió mùa đông nam vừa nóng, vừa ẩm ướt của mùa hè lại thổi từ biển Thái Bình Dương vào miền Đông Trung Quốc.

Vùng Tây Nam Trung Quốc còn có gió mùa tây nam ấm áp thổi từ ấn Độ Dương về.

Vùng duyên hải ban ngày trời trong sáng, lục địa nhận được nhiều nhiệt hơn biển, nhiệt độ không khí cao nên áp suất không khí thấp hơn biển, gió mát từ biển sẽ không ngừng thổi vào lục địa. Ban đêm lục địa tản nhiệt nhanh hơn biển, nên độ nóng không khí và sự phân bố áp suất ngược lại với ban ngày, gió từ lục địa thổi ra biển. Đó chính là nguyên nhân vùng duyên hải thường xuất hiện gió từ biển thổi vào lục địa.

Vùng rừng núi ban ngày trời nắng, không khí trong thung lũng nóng giãn nở lên trên, mật độ tập trung phía trên cho nên cùng một độ cao, áp suất không khí dưới thung lũng cao hơn sườn núi, do đó gió từ thung lũng thổi lên núi, còn ban đêm thì ngược lại, gió từ miền núi thổi xuống thung lũng. Đó là gió núi và gió thung lũng.

Từ đó có thể thấy: cho dù là gió mùa, gió biển, gió lục địa, gió núi hay gió thung lũng đều bắt nguồn từ bức xạ ánh nắng Mặt Trời gây nên, còn nguyên nhân trực tiếp là do sự chênh lệch áp suất giữa hai vùng tạo ra.

Tại sao cây tỏi ở Hoa Nam Trung Quốc rất ít ra cọng hoa tỏi?

Mỗi khi xuân hạ giao mùa, trên thị trường nông sản có một loại cọng hoa tỏi xanh non. Cọng hoa tỏi làm rau, xanh tươi thơm ngon, hợp khẩu vị, được coi...

Phần mềm bảng biểu điện tử được phát triển như thế nào?

Trong nghiệp vụ văn phòng như kế toán, thống kê thường phải thiết kế các loại bảng biểu báo cáo khác nhau. Đó là một công việc rất tỉ mỉ từ đã lâu.

Tại sao một số côn trùng có sức mạnh đáng kinh ngạc?

Trong thế giới côn trùng, nhiều côn trùng có khả năng không thể tưởng tượng được. Ví dụ, độ nhảy cao của một con bọ nhảy nhỏ bé lại có thể vượt gấp 200 lần chiều cao của nó, còn dế và châu chấu thì khả năng nhảy của chúng cũng rất xuất sắc.

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Vì sao tháng 2 thông thường chỉ có 28 ngày?

Tháng của dương lịch chia thành tháng đủ và tháng thiếu, tháng đủ 31 ngày, tháng thiếu 30 ngày. Duy chỉ có tháng 2 là 28 ngày.

Vì sao mùa mưa phùn phải đề phòng mốc ẩm?

Mưa phùn chủ yếu là chỉ thời tiết mưa dầm liên miên vào đầu mùa hạ ở khu vực sông Hoài trong một thời gian dài. Vì đó chính là mùa mai chín vàng, nên...

Thế nào là hệ thống sinh thái?

Hệ thống sinh thái là chỉ trong một thời gian nhất định, tất cả các sinh vật sống trong một không gian nhất định cùng với môi trường xung quanh nó tạo...

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...

Vì sao số 1 không phải là số nguyên tố?

Người ta chia các số tự nhiên làm ba nhóm số: nhóm số thứ nhất thuộc loại số nguyên tố; loại thứ hai là nhóm các hợp số; số 1 không phải là số nguyên...