Trong vũ trụ còn có "hệ Mặt trời" khác không?

Ngoài hệ Mặt Trời của ta ra, chung quanh các hằng tinh khác có phải còn có các hành tinh không?

Đây là một vấn đề rất lý thú, nó trực tiếp quan hệ đến vấn đề trên các thiên thể khác có tồn tại sự sống không. Bởi vì sự sống chỉ có thể tồn tại ở những hành tinh quay chung quanh hằng tinh và có đầy đủ điều kiện tồn tại.

Từ xưa đến nay các nhà khoa học luôn cố gắng tìm kiếm "hệ Mặt Trời" ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta. Sao Panate trong chòm sao Đà phu cách ta 5,9 năm ánh sáng được nhắc đến sớm nhất. Fantkanf - nhà thiên văn Mỹ sau khi phân tích toàn bộ các tư liệu thu thập được từ năm 1938 đến nay của ngôi sao này luôn kiên trì cho rằng chung quanh nó tồn tại hai thiên thể sao cấp 2, khối lượng lần lượt bằng một nửa và lớn hơn một nửa sao Mộc, có người cho rằng không phải là hai sao mà là ba sao. Đương nhiên số người phản đối quan điểm này cũng không ít.

Trước đây trong một thời gian dài liên tục có tin nói rằng đã phát hiện được chung quanh một hằng tinh nào đó có thể có hành tinh, đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, loại tin này lại liên tục được đưa ra. Nhưng trong đó có người cho rằng có thể chỉ là một hành tinh đang trong giai đoạn thai nghén ban đầu. Điều đó đúng sự thật hay không còn đang tranh luận, có lúc đã có ý kiến phủ định hoàn toàn.

Lịch sử thật sự phát hiện được hành tinh ở ngoài hệ Mặt Trời là bắt đầu từ năm 1995. Tháng 10 năm đó hai nhà thiên văn Thuỵ Sĩ đã phát hiện được chung quanh "chòm Phi mã số 51" tồn tại những thiên thể loại hành tinh và được mệnh danh là "Phi mã 51B". 3 tháng sau hai nhà thiên văn Mỹ lại phát hiện được chung quanh các chòm sao "Thất Nữ số 70" và chòm sao "Đại Hùng số 47" có loại thiên thể hành tinh, chúng lần lượt được gọi là "Thất Nữ 70B" và "Đại Hùng 47B". Từ đó đến 2006 các thiên thể được thừa nhận là hành tinh ngoài hệ Mặt Trời tối thiểu đã tìm được 170 hành tinh trong 147 hệ sao, có thể nói là rất khả quan. Một tình hình đáng được chú ý là: những thiên thể được thừa nhận là hành tinh này so với trước đây ta tưởng tượng thì phức tạp hơn nhiều. Nhiệt độ bề mặt của chúng tương đối cao, có những thiên thể có tâm sai của quỹ đạo quanh sao chính tương đối lớn. Có thể khẳng định trên những hành tinh này không thể có sự sống tồn tại.

Điều có ý nghĩa quan trọng là ở những vùng cách hệ Mặt Trời chúng ta không xa lắm cũng tồn tại những "hệ Mặt Trời" giống như hệ Mặt Trời của chúng ta. Vì vậy chúng ta dễ dàng tưởng tượng được rằng, chỉ trong hệ Ngân hà đã tồn tại rất nhiều "hệ Mặt Trời".

Làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa kiến trúc hiện đại và giao thông?

Tính khoa học của việc quy hoạch thành phố hiện đại không thể tách rời sự phối trí hợp lý giữa công trình kiến trúc và đường sá giao thông, đồng thời...

Vì sao miền Nam Trung Quốc lại có nhiều đất đỏ?

Đất đỏ được phân bố tại phía nam sông Trường Giang Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh khu vực nam bộ như Hồ Bắc, miền nam tỉnh An Huy, tỉnh Phúc Kiến,...

Tại sao tàu phá băn có thể phá được băng?

Mỗi khi mùa đông đến, các vịnh cảng và mặt biển ở phương Bắc thường bị đóng băng, làm cản trở tàu bè đi lại. Để tiện cho việc tàu bè có thể ra vào...

Loài hoa nhanh nhất trong tự nhiên

Danh hiệu loài thực vật nhanh nhất Trái đất giờ thuộc về cây sơn thù du ở Canada (Bunchberry Dogwood), cá nhà thực vật học tuyên bố.

Vì sao khi no thì dù thức ăn ngon mấy cũng không cảm thấy thèm?

Trong não người có 2 trung khu thần kinh khống chế hành vi thèm ăn, tạm gọi là trung khu thèm ăn và trung khu no. Khi bụng đói, trung khu thèm ăn hưng...

Vì sao không được vứt bừa bãi hoặc đốt các pin cũ?

Có một mùa đông ở ngoại ô một thị trấn Nhật Bản người ta phát hiện thấy 16 – 17 người đồng thời bị viêm não. Khi bệnh nhân ăn cơm, hai tay run lẩy...

Vì sao gió ở trên cao thổi mạnh hơn ở dưới thấp?

Chúng ta thường đứng trên lẩu cao hoặc trên tháp cao sẽ cảm thấy gió mạnh hơn trên mặt đất, có thể thấy rằng tốc độ gió mạnh theo độ cao. Lấy thành...

Tại sao nên lấy mủ cao su vào sáng sớm?

Cây cao su là loại cây trồng nhiệt đới đòi hỏi kĩ thuật quản lí rất cao, không những về quản lí chăm bón phải có qui trình kĩ thuật, mà cạo mủ cũng có...

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...