Vì sao trong vũ trụ chiều cao cơ thể lại tăng lên?

Các nhà du hành sống trong vũ trụ phát hiện hiện tượng kỳ lạ: cơ thể cao lên, thậm chí cao rất rõ, nhiều nhất có thể tăng cao 5,5 cm. Đó là vì hiện tượng mất trọng lượng trong vũ trụ gây nên. Vì không có trọng lượng nên tất cả đều không phân biệt trên dưới, các đĩa đệm của cột sống sẽ giãn ra, các khớp cũng chùng lỏng, khe khớp tăng lên. Mấy chục khớp nhỏ giãn ra cộng lại sẽ tăng chiều cao cơ thế đáng kể. Nhưng hiện tượng này khi trở về mặt đất mấy giờ sau lại mất đi.

Trên mặt đất chiều cao của cơ thể trong một ngày cũng biến đổi. Sáng sớm thân thể cao nhất. Đó là vì sau một đêm nằm trên giường, các khớp đều được chùng lỏng, tương tự như trên không trung. Đương nhiên đó không phải là vì mất trọng lượng gây nên, cho nên không nghiêm trọng, nhiều nhất cũng chỉ có thể tăng lên 1 cm.

Môi trường mất trọng lượng, đối với con người là một tài sản mới. Ta có thể lợi dụng môi trường mất trọng lượng trên không để chế tạo ra các sản phẩm mũi nhọn có chất lượng cao, siêu chính xác mà trên mặt đất rất khó hoặc không thể chế tạo được, hoàn thành nhiều thí nghiệm khoa học trên mặt đất không thể tiến hành. Nhưng đối với cơ thể nhà du hành mà nói thì mất trọng lượng là một "tai hại" không thể tránh được.

Con người sống lâu trong môi trường trọng lực mặt đất, sức hút Trái Đất đối với máu sẽ làm cho nó chảy xuống. Trong môi trường mất trọng lực, máu bị phân phối lại, tứ chi giảm ít, trên đầu tăng nhiều khiến cho áp suất tĩnh mạch không có tác dụng, thành phần nước trong máu mất đi nhiều, khiến cho máu biến thành đậm đặc và quánh lại. Trong môi trường không có trọng lực, khung xương của người chịu lực giảm thấp, thời gian lâu cơ bắp co lại, khung xương biến thành giòn và lỏng lẻo, đặc biệt là canxi và phốt pho trong xương mất đi khiến cho các nhà du hành sau khi trở về mặt đất trở nên mềm yếu vô lực, cử động khó khăn. Mất trọng lượng còn gây ra hồng cầu và tế bào lympho trong máu giảm thấp, năng lực miễn dịch giảm yếu. Trong môi trường mất trọng lượng, đa số các nhà du hành còn có phản ứng về tiền đình, xuất hiện chứng buồn nôn, mặt xanh tái, ra mồ hôi, váng đầu, khả năng làm việc giảm sút, gọi là bệnh vũ trụ.

Để giảm thấp những ảnh hưởng của mất trọng lượng đối với cơ thể, ngoài tập luyện, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống thích hợp và đủ dinh dưỡng ra, rèn luyện thể dục và uống thuốc đề phòng cũng đưa lại hiệu quả nhất định. Trong tương lai khi bay vào vũ trụ vì thời gian mất trọng lượng kéo dài, còn có thể chế tạo ra những thiết bị gây trọng lực ở trên con tàu để triệt để giải quyết những khó khăn về y học vũ trụ này.

Tại sao hôm trời mưa gọi điện thoại di động tạp âm rất to?

Tại sao một số kiến trúc nạp khí có cửa mà không sợ rò khí?

Kiến trúc nạp khí kiểu chống đỡ bằng không khí dùng máy thông gió không ngừng đưa gió vào để duy trì hình dạng bên ngoài của công trình kiến trúc...

Vì sao các nhà du hành hay mất ngủ?

Mất ngủ và ngủ không sâu là “chuyện thường ngày” của các nhà du hành, nhất là khi họ ở trên vũ trụ dài hạn trong điều kiện không trọn lượng. Việc...

Tại sao khi dùng điện thoại di động lại thường có hiện tượng âm thanh chậm chờn?

Người ta khi dùng điện thoại di động, có lúc xảy ra hiện tượng điện thoại bị ngắt, lời nói không rõ hoặc máy dò không thu được tín hiệu. Nguyên nhân...

Vì sao việc uống thuốc, tiêm thuốc có thể giúp chữa được bệnh?

Mọi người trong cả cuộc đời khó tránh khỏi có lúc bị ốm; phải uống thuốc, phải tiêm thì bệnh mới khỏi. Vì sao uống thuốc và tiêm có thể chữa được...

Vì sao động đất lại có sóng thần?

Khi có động đất, nước biển xao động hình thành nên sóng lớn và đổ ào ào vào đất liền, đó chính là sóng thẩn. Khi sóng lớn đổ vào đất liền tuỳ theo...

Cá hoa vàng nhỏ có thể trở thành cá hoa vàng lớn không?

Trong sản phẩm bốn biển nổi tiếng ở Trung Quốc, cá hoa vàng đứng ở vị trí hàng đầu, vì thịt của nó tươi ngon được mọi người rất thích.

Vì sao lại có dịch viêm gan A?

Đêm 31/10/1987 ở Thượng Hải bỗng nhiên có hơn 700 người phát sinh triệu chứng miệng nôn trôn tháo ở những mức độ khác nhau. Qua kiểm định của cơ quan...

Tại sao giải thưởng Nobel trở thành giải thưởng cao quý nhất trên thế giới?

Giải thưởng Nobel đã được đặt ra theo di chúc và với di sản của nhà hóa học người Thụy Điển tên là Nobel. Từ khi giải này được trao đầu năm 1901, bao...