Màu đỏ và màu vàng của động vật nói cho chúng ta biết điều gì?

Màu đỏ là một màu gây kích thích, phấn chấn, nhiệt tình và sức mạnh, nhìn các vật thể có màu đỏ dường như hiện rõ sự lớn mạnh hơn các vật thể có màu sắc khác, do vậy trên thân của một số động vật tương đối bé nhỏ thường có thể nhìn thấy màu sắc này.

Một loài chim sinh sống ở Pê-ru, phần đầu và trước ngực của chim trống này có màu đỏ tươi, thường thường có rất nhiều con sống cùng với nhau xoay quanh một con chim mái, thể hiện tình cảm mãnh liệt của mình. Chim cốc biển sống ở trên đảo và vùng ven biển nhiệt đới, đến kì sinh sản, vết hầu của chim trống sẽ phình ra rất to và lộ rõ màu đỏ thẫm, nhìn thẳng trông như một quả khí cầu lớn màu đỏ dùng để dụ dỗ chim mái. Khi mùa sinh sản qua đi thì yết hầu của chúng sẽ thu nhỏ lại, màu đỏ cũng sẽ biến mất.

Màu đỏ còn có tác dụng cảnh giới. Đại đa số loài trong họ cá sư tử, toàn thân đều có dịch màu đỏ, hình dạng đáng sợ này thường làm cho kẻ địch nhìn thấy sợ mà tránh xa. Trứng của một số cá sư tử sinh ra có màu đỏ tươi, và liên kết thành mảng trứng rất lớn, dường như để nó cảnh cáo với kẻ xâm phạm rằng "không được ăn đồ vật này".

Đối với sinh vật, màu vàng là một màu có sức hấp dẫn kì lạ.

Có một loài chim gọi là chim mỏ dài, mỏ của nó do ba màu sắc hợp thành: phần trước sau là màu đỏ thẫm; phần giữa là màu xanh thẫm, phía trước mắt có màu vàng sáng rất dễ nhìn thấy. Đến kì sinh sản, khi một con chim trống vỗ cánh trước mặt chim mái sẽ lộ rõ ra mảng màu vàng chấm tươi sáng, dường như để ra hiệu ngầm với đối phương rằng: "Tôi đang còn là kẻ độc thân!".

Cá bướm và cá thiên sứ có màu sắc rất kì lạ, màu vàng sáng trên thân của chúng nổi lên rất rõ trên đá san hô ngầm dưới đáy biển, một số nhà khoa học cho rằng, màu vàng này có thể giúp chúng liên lạc với nhau, là một ngôn ngữ "gọi nhau" không lời.

Vì sao khi tuyết rơi không lạnh nhưng khi tuyết tan lại lạnh?

Vào mùa đông, nhiều vùng ở Trung Quốc thường chịu sự chiếm lĩnh của luồng không khí lạnh. Luồng không khí vừa lạnh vừa khô bắt nguồn từ phương Bắc di...

Vì sao tuổi càng cao càng sợ lạnh?

Cuối mùa thu, khi thanh niên còn mặc áo sơ mi thì người già đã phải mặc áo len. Đến mùa đông, người già càng sợ lạnh; tuổi càng cao càng sợ lạnh.

Tại sao cây thiên ma lại không có rễ và lá?

Thiên ma (còn gọi là xích tiễn thảo) là một dược liệu quí báu của Trung Quốc, trong sách y cổ gọi là “cỏ thần”. Nó không chỉ có công hiệu đặc biệt đối...

Giải thưởng quốc tế về toán học là gì?

Nobel là giải thưởng khoa học kĩ thuật quốc tế danh vọng lớn nhất thế giới. Đây là giải thưởng được Nobel, nhà hoá học lừng danh đem một phần di sản...

Tại sao dùng vòm cuốn có thể vượt qua khoảng cách lớn hơn so với dùng dầm?

Khi khẩu độ rất lớn, thường phải dùng dầm vừa dày vừa to, nhưng thế thì trọng lượng bản thân của dầm lại càng tăng lên nhiều. Một dầm đá có diện tích...

Điều gì giúp cá heo bơi cực nhanh?

Cá heo là tay bơi lặn cừ khôi ở biển cả. Với tốc độ lên tới 15 m/giây, nó có thể bỏ xa các loại tàu thuỷ, tàu lặn thông thường.

Vì sao phương pháp toán học không thể thay thế được thực nghiệm khoa học?

Mọi tri thức khoa học đều nhằm phát hiện, phát biểu, dự kiến các quy luật phát triển của sự vật. Các tính toán toán học và phương pháp suy luận là...

Lễ hội Carnavan do đâu mà có?

Carnavan là lễ hội truyền thống của nhân dân châu Âu và châu Mỹ. Ở một số nước châu Âu và châu Mỹ, ngoài lễ hội Noelra, lễ hội Carnavan là náo nhiệt...

Tại sao thời tiết nóng lại ảnh hưởng tới việc máy bay cất cánh?

Mùa Hè là thời điểm mọi người có nhiều thời gian dành cho những chuyến du lịch cùng gia đình và bạn bè, nhưng thời tiết nóng nực có thể không phải là điều kiện thời tiết lý tưởng để máy bay cất cánh.