Like
Share
Copy link
Ô tô muốn từ chân núi chạy lên, không thể chạy thẳng đứng được, bao giờ cũng theo đường vòng vèo quanh núi mà chạy dần lên. Khi làm như vậy, chẳng những xe chạy được tương đối an toàn mà còn đỡ tốn sức nữa.
Chúng ta hầu như đều nhận thấy: đi bộ hoặc cưỡi xe đạp từ chỗ thấp lên chỗ cao vất vả hơn so với đi trên đất bằng, leo lên sườn dốc đứng sẽ mất sức nhiều hơn so với sườn dốc thoai thoải. Vì vậy,
khi lên sườn dốc, bao giờ người ta cũng tìm cách làm giảm bớt độ dốc của sườn núi đi một ít. Đối với sườn núi có độ cao nhất định thì mặt nghiêng của sườn núi càng dài, độ dốc càng bé. Vì vậy, con người hay dùng cách kéo dài mặt nghiêng để làm giảm độ dốc, đạt được mục đích ít tốn sức.
Ví dụ như khi đẩy xe chở hàng nặng lên dốc, nếu đẩy thẳng tuột lên, người sẽ cảm thấy rất mất sức. Những người có kinh nghiệm thường đẩy lên theo hình chữ S. Như vậy, tuy có đi dài thêm một ít đường, nhưng có thể bớt tốn nhiều sức lực. Lên dốc theo hình chữ S tức là làm cho mặt nghiêng dài ra, giảm thấp độ dốc.
Còn một ví dụ nữa, ở hai đầu của một cái cầu to và cao đều có đường dẫn lên cầu khá dài, có khi còn xây đường dẫn thành hình xoắn ốc. Đó đều nhằm làm giảm độ dốc của cầu mà phải kéo dài mặt cầu ra.
Tại sao nhiều người thích đắp chăn nhưng thò chân ra ngoài khi ngủ?
Vì sao nhiều thí nghiệm khoa học chỉ có thể hoàn thành trên vũ trụ?
Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?
Vì sao diễn viên xiếc có thể đỡ được chiếc vò từ trên rơi xuống?
Vì sao có người "ngã nước"?
Vì sao lại phải dùng dòng điện siêu cao áp để truyền tải điện đi xa?
Vì sao mùa đông sờ vào sắt lại lạnh hơn sờ vào gỗ?
Tại sao con trùng mai táng muốn chôn động vật nhỏ?
Vì sao môn toán được tất cả các nước trên thế giới chọn làm môn học chính ở bậc phổ thông?