Thực vật ở dưới biển sâu tiến hành quang hợp như thế nào?

Những thực vật sống ở trên cạn đều dựa vào chất diệp lục có trong cây, lợi dụng ánh sáng làm động lực lấy cacbonic và nước làm nguyên liệu, qua sự “gia công” tạo ra các chất hữu cơ như đường, mỡ, protein, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục và sinh sôi nảy nở.

Ở dưới biển lớn mênh mông, sóng biếc dập dờn có các loại tảo – loài thực vật kỳ lạ, tươi đẹp; có hải đới có phiến lá “màu nâu” dài hàng mét, có tảo đỏ (như rau câu) giống như cành cây nhỏ, có tảo gạc hươu màu lá cọ, ngoài ra còn có tảo vỏ, trên vỏ của nó có khắc hoa văn đẹp đẽ tinh tế, xem ra chúng đều không phải màu xanh. Vậy chúng tiến hành quang hợp như thế nào?

Trên thực tế, thực vật sống ở dưới biển cũng có chất diệp lục, có điều là hàm lượng không nhiều, nói chung những thực vật sống gần mặt biển thì hàm lượng chất diệp lục nhiều hơn một ít, những thực vật càng ở sâu dưới biển thì hàm lượng chất diệp lục càng ít. Sở dĩ loài tảo có các loại màu sắc khác nhau, là vì bên trong cơ thể chúng còn chứa một số sắc tố khác gọi là chất tảo đản, như trong tảo đỏ, có nhiều màu đỏ, tảo lam có nhiều chất màu lam, tảo gạc hươu có một loại carôtin đặc biệt, cho nên có màu lá cọ. Những chất này che phủ chất diệp lục ít ỏi có trong tảo, cho nên bề ngoài ta không nhìn thấy màu xanh được.

Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt biển, những tảo sống trên mặt biển chứa tương đối nhiều chất diệp lục có thể xảy ra quá trình quang hợp như thực vật trên cạn. Tình hình dưới biển và trên mặt biển thì khác nhau nhiều, nước biển xanh biếc sâu như thế, trên mặt biển lại có rất nhiều sinh vật đang hoạt động, trong nước biển lại có hàm lượng lớn các loại muối, vì vậy gây sự trở ngại nhất định cho tia sáng nhiều màu sắc xuyên xuống nước biển. Ánh sáng đỏ chỉ có thể xuyên xuống tầng bề mặt nước biển, ánh sáng màu da cam chỉ có thể xuyên sâu hơn một ít, ánh sáng màu lục, màu lam, màu tím có thể xuyên sâu hơn. Trong giới tảo, loài tảo màu lục hấp thụ được ánh sáng đỏ, cho nên sống ở nơi nông nhất; tảo màu lam hấp thụ ánh sáng màu da cam, nên sống ở nơi sâu hơn; tảo nâu hấp thụ ánh sáng màu vàng xanh và màu đỏ nên sống ở nơi sâu hơn nữa; tảo hồng hấp thụ ánh sáng lục nên sống ở nơi sâu nhất, tảo hồng sống trong biển sâu có chứa chất anbumin của tảo đỏ, nó có thể dùng sắc tố này để hấp thụ ánh sáng màu lam tím mà chất diệp lục không thể hấp thụ được để tiến hành quang hợp.

Tuy nhiên dưới biển sâu, cũng có lúc tìm thấy một số loài tảo màu lục, hoạt động sống của chúng rất chậm chạp, các loại tảo màu lục này chỉ cần hấp thụ rất ít ánh sáng là có thể đủ cho nhu cầu sống rồi.

Vì sao khác nhóm máu thì không thể tiếp máu?

Trước kia, do không biết sự tồn tại của các nhóm máu khác nhau nên khi bệnh nhân cần máu, bất cứ người khỏe mạnh nào cũng đều có thể cho máu. Nhiều...

Tại sao cá thích bơi lội thành đàn?

Trong rất nhiều phim tài liệu phản ánh thế giới đáy biển, chúng ta thường nhìn thấy bức tranh như sau: Cá cùng một loài thích tụ tập thành đàn với nhau...

Vì sao lại nói dùng than đá làm nhiên liệu là quá lãng phí?

Từ rất lâu đời, loài người đã biết dùng than đá làm nhiên liệu. Từ khi máy hơi nước ra đời, một lượng lớn than đá được dùng làm nhiên liệu để chạy máy...

Vì sao lại xuất hiện nguy cơ về nguồn năng lượng?

Cùng với sản xuất công, nông nghiệp phát triển và mức sống nhân dân được nâng cao thì nguồn nguyên liệu và năng lượng tiêu hao ngày càng nhiều. Nếu...

Tại sao dưới đáy biển sâu không có ánh sáng Mặt Trời vẫn có động vật sinh sống?

Mọi người đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời.

Vì sao nói rác thải là "của cải để sai chỗ"?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống ngày càng được nâng cao, hàng năm rác thải cũng tăng lên với tốc độ 10%. Ngày nay rác thải đã trở...

Vì sao phải bảo vệ san hô?

Nhiều vùng biển nhiệt đới và vùng biển có dòng nước ấm chảy qua, có nhiều bãi đá san hô muôn hình, vạn trạng rất được con người yêu thích. Trong đó có...

Vì sao một hạt quýt mọc lên nhiều mầm?

Một hạt bình thường chỉ có một phôi, nên chỉ mọc lên một cây. Còn những hạt chứa nhiều phôi như quýt, ắt sẽ mọc lên nhiều cây.

Vì sao sự kiện sương mù London gây chết người?

Sự kiện sương mù London gây chấn động thế giới xảy ra ngày 5 tháng 12 năm 1952. Hôm đó ngay từ sáng sớm, cả thành phố London đã bị bao phủ trong sương...