Công trình thủy lợi Tam Hiệp, Trường Giang có gây ảnh hưởng cho môi trường không?

Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang địa thế rất hiểm trở. Hai bên bờ dốc núi dựng đứng, độ chênh từ đáy sông đến đỉnh núi là 700 – 800 m, chân núi áp sát hai bên bờ. Mặt sông chỗ hẹp nhất chỉ rộng 100m, nước chảy xiết, núi cao sông sâu. Vì vậy câu hỏi đặt ra là liệu công trình Tam Hiệp có ảnh hưởng đến môi trường không?

Trước khi chính thức khởi công, Bộ Thuỷ lợi đã tổ chức trên 400 chuyên gia tiến hành điều tra và luận chứng hai năm, cuối cùng đi đến kết luận, công trình Tam Hiệp ảnh hưởng đối với môi trường có cả mặt lợi và mặt hại, nhưng lợi lớn hơn hại.

Mặt không lợi gồm có: một là xây đập xong thì cảnh quan hùng vĩ, kỳ diệu và hiểm trở của Tam Hiệp thay đổi rất lớn; hai là ven bờ Tam Hiệp đất đai ít, dân cư đông, sau khi xây dựng đập có rất nhiều vùng đất bị chìm ngập, nếu tổ chức khai thác không thích hợp sẽ làm cho đất bị xói mòn nhiều hơn; ba là một số danh lam thắng cảnh có thể bị chìm ngập; bốn là sau khi môi trường sinh thái biến đổi, một số loài cá quý trong sông Trường Giang sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy phải có những biện pháp bảo tồn có hiệu quả.

Địa điểm hồ nước nếu chọn không thích hợp dễ dẫn đến động đất. Song liệu hồ nước Tam Hiệp lớn nhất thế giới có thể gây ra động đất không? Các nhà địa chấn rút ra kết luận: hồ nước Tam Hiệp khác với các hồ chứa nước khác trên thế giới, nó được xây dựng trong lòng sông dài 500 km, cho nên áp suất đối với đất không lớn như các hồ khác, do đó khả năng gây ra động đất rất nhỏ, chỉ bằng mấy phần nghìn.

Từ khoá: Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp; Trường Giang; Nhà máy thuỷ điện.

Trong một ngày không khí lúc nào trong lành nhất?

Rất nhiều người có thói quen luyện tập vào buổi sáng, hơn nữa họ cho rằng không khí buổi sáng trong lành. Thực ra hiểu thế là không đúng.

Vì sao không khí ô nhiễm?

Trong thiên nhiên thành phần không khí trong sạch tương đối đơn giản: thông thường nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, khí trơ chiếm 0,93%, còn có một...

Hệ Mặt trời lớn như thế nào?

Có lẽ bạn đã xem cảnh Mặt trời mọc, khi bạn đón tia nắng đẩu tiên lúc bình minh, chắc bạn biết rằng: nó chiếu xuống Trái đất của chúng ta từ Mặt trời...

Tại sao nước biển mặn?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối...

Vì sao lại sinh ra hình học phi Euclide?

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng có thể vẽ vô số đường thẳng không cắt nhau. Các bạn có tin không? Cho dù đây là mệnh đề mâu thuẫn với các giáo...

Tại sao cây xương rồng lại có nhiều thịt và gai?

Tổ tiên của loài cây xương rồng là ở Nam Mỹ và Mêhicô, chúng sống ở môi trường cực kì khắc nghiệt, khô hạn, thiếu nước, thiếu mưa, đầy cát, khí hậu...

Vì sao có loại chất dẻo cứng, chất dẻo mềm, có loại chất dẻo xốp như bọt biển?

Chất dẻo là một gia đình lớn có nhiều loại có tính chất khác nhau. Có loại chất dẻo rắn như thép, có loại chất dẻo lại mềm như cao su, lại có loại...

Tại sao con mực có thể phun ra mực?

Mực thuộc loài động vật nhuyễn thể, đặc điểm lớn nhất của nó là trong bụng có "nang mực", bên trong chứa đầy mực.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...