Tại sao nhiều người uống rượu bị đỏ mặt?

Do cơ địa nhạy cảm và ít dung nạp với thức uống có cồn là nguyên nhân chủ yếu gây đỏ mặt khi uống rượu hay bia hoặc các chất có cồn. Chất có mặt trong những thức uống có cồn gây ra tình trạng đỏ mặt là ethanol, khi được nạp vào cơ thể, hệ tiêu hóa sẽ phân hủy ethanol thành chất chuyển hóa để đào thải ra ngoài. Trong đó có acetaldehyd - chất này khá độc hại với cơ thể.

Với người bình thường uống lượng thức uống có cồn vừa phải, cơ thể có thể đào thải chất sản phẩm của ethanol khá tốt và không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên ở người có cơ địa nhạy cảm hoặc uống quá nhiều rượu, chất acetaldehyde không được thải bỏ tốt nên tích tụ trong cơ thể.

Các mạch máu trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu nhỏ trong mặt khi gặp chất độc từ ethanol này sẽ bị giãn ra gây hiện tượng đỏ bừng mặt. Tùy vào mức độ nhạy cảm của cơ địa mà có những người bị đỏ mặt ngay sau khi uống lượng ít hoặc có người chỉ đỏ mặt khi uống nhiều.

Với nguyên nhân này, sự tích tụ acetaldehyd sau khi nạp ethanol từ thức uống có cồn không chỉ gây đỏ mặt mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như: buồn nôn, tim đập nhanh, cơ thể mặt mỏi, nóng bừng,… Khi mặt và cơ thể đỏ do uống rượu, người uống có thể chưa say và vẫn có thể kiểm soát được bản thân song nếu tiếp tục uống, độc tố sẽ gây hại cho sức khỏe.

 

Ngoài do yếu tố cơ địa thì tình trạng đỏ mặt sau khi uống rượu còn liên quan đến yếu tố di truyền, cụ thể là enzyme chuyển hóa trong gan aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2). Chất này có nhiệm vụ phá vỡ acetaldehyd - sản phẩm chuyển hóa gây độc của ethanol và từ đó giảm sự gây hại của acetaldehyde với cơ thể.

Tuy nhiên, nhiều người do di truyền mà khả năng tổng hợp enzyme ALDH2 kém hơn, vì thế acetaldehyd cũng thường bị tích tụ hơn sau khi uống thức uống có cồn.

Từ những nguyên nhân này có thể thấy, nhiều người khi uống bia rượu bị đỏ mặt là vì cơ thể đang tích tụ và chịu ảnh hưởng từ chất độc chuyển hóa từ ethanol. 

Vì sao sau mỗi tiết học phải nghỉ 10 phút?

Như ta đã biết, đại não là "bộ tư lệnh" của cơ thể. Dưới sự chỉ huy của nó, tất cả hoạt động của con người đều diễn ra theo một trật tự nhất định.

Vì sao chỉ một phía Mặt Trăng luôn hướng về Trái đất?

Từ Trái Đất nhìn lên chỉ thấy một mặt của Mặt Trăng còn mặt kia giống như bị e thẹn mà luôn dấu đi, ta không nhìn thấy được. Cùng với sự phát triển...

Tại sao vẹt thích học nói tiếng người?

Vẹt không chỉ có thể bắt chước được tiếng người, mà còn có khả năng bắt chước giọng nói của người khác rất cao, vừa có thể nói được tiếng Trung, vừa có thể nói được ngôn ngữ của nhiều nước, ngoài ra còn biết đọc thơ và ca hát nữa.

Vì sao phải đánh giá ảnh hưởng của môi trường?

Trong công tác bảo vệ môi trường, xử lí ô nhiễm chỉ là hành vi “cứu vớt”, sự bảo vệ đích thực phải là công tác dự phòng. Đánh giá ảnh hưởng môi trường...

Vì sao nheo mắt có giúp chúng ta nhìn rõ hơn?

Hành động nheo mắt làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc...

Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?

Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 - 25 độ C Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa...

Tại sao một cây cầu lại nhiều gầm cầu?

Các cầu bắc qua sông được chống đỡ bằng trụ cầu, chiều dài của gầm cầu giữa các trụ cầu gọi là "khẩu độ" của cầu. Rõ ràng là, khẩu độ càng lớn, thì...

Bốc thăm trước và bốc thăm sau cách nào lợi hơn?

Khi cần quyết định chọn một phương án trong nhiều phương án đưa ra, người ta hay dùng biện pháp bốc thăm. Ví dụ trong trận thi đấu bóng bàn, người ta...

Tại sao lại phải cắt tỉa cành lá cho cây bông?

Việc cắt tỉa cành lá cho cây bông có tác dụng rất lớn cho tăng sản. Đó là vì, sau khi cắt tỉa cành lá, trước tiên điều chỉnh tình trạng chất dinh...