Vì sao gốm kim loại có thể bền với nhiệt độ cao?

Trong thời đại sản xuất phát triển với tốc độ nhảy vọt ngày càng đòi hỏi tăng cường tốc độ. Ô tô chạy đua và vượt xe ngựa; xe lửa lại vượt ô tô, máy bay lại vượt qua xe lửa; tên lửa lại vượt qua máy bay.

Ô tô chạy bằng động cơ đốt trong, xe lửa từng chạy trên đường sắt bằng động cơ hơi nước, máy bay bay tới trước bằng chong chóng. Máy bay bay bằng động cơ phản lực càng có tốc độ lớn. Tốc độ của máy bay siêu thanh đã vượt qua 3 lần tốc độ âm thanh. Còn các con tàu vũ trụ lại có tốc độ lớn kinh người…

Tốc độ cao luôn gắn liền với nhiệt độ cao: Khi nhiên liệu cháy để tạo luồng khí phun sẽ có nhiệt độ rất cao. Từ các đầu ống phun của tên lửa sẽ phun ra khí cháy sáng loá mắt có thể có nhiệt độ cao đến 5000°C tạo nên các xoáy lửa. Chúng ta biết rằng nhiệt độ trên bề mặt Mặt Trời khoảng 6000°C. Khi tên lửa bay với vận tốc cao, dòng khí do nhiên liệu năng lượng cao cháy sẽ được phun ra ở thiết bị phun đặc biệt. Vật liệu nào có thể thử để xem khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao đến 5000°C? Rõ ràng các vật liệu như: Gỗ, chất dẻo, thuỷ tinh, kim loại đều không thích hợp. Có thể dùng gốm được không? So với kim loại thì gốm có tốt, nhưng vẫn là quá giòn.

Người ta đem bột kim loại mịn nhồi vào đất sét tạo thành một "hỗn hợp" đặc biệt là gốm kim loại. Gốm kim loại có nhiều ưu điểm so với kim loại như bền chắc, không giòn, lại giống gốm ở chỗ chịu được nhiệt độ cao; chống được chất oxy hoá. Gốm kim loại chứa đến 20% cacbon có thể dùng để chế tạo đầu ống phun lửa (còn gọi là loa phun) của các tên lửa vũ trụ.

Đại đa số tên lửa vũ trụ hiện đại được chia thành nhiều tầng gọi là tên lửa "nhiều tầng". Khi kim loại trong gốm kim loại đã bay hơi hết thì nhiên liệu của tên lửa cũng không còn bao nhiêu và tầng tên lửa tương ứng sẽ tách khỏi con tàu mang nó. Một tên lửa khác của vật mang sẽ lại bắt đầu phun khí và tiếp tục đưa vệ tinh bay tới trước.

Gốm kim loại có thể dùng để chế tạo dao cắt kim loại, dao sẽ cắt kim loại như bóc khoai. Gốm kim loại còn được dùng trong các lò phản ứng nguyên tử, có thể chống lại kẻ địch nguy hiểm trong lò phản ứng là kim loại natri ở trạng thái chảy lỏng có tính ăn mòn rất mạnh. Vì vậy cho dù gốm kim loại chỉ có 90 năm lịch sử đã trở thành vật liệu mũi nhọn quan trọng trong khoa học kỹ thuật.

Vì sao mật có sỏi?

Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật (được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml)....

Tại sao khỉ trên núi Nga Mi xin "phí mãi lộ" của người đi đường?

Núi Nga Mi là một trong tứ đại Phật sơn của Trung Quốc, nơi đó có rất nhiều khỉ trú ngụ, người nơi đó thường gọi chúng là "khỉ Nga Mi".

Tại sao cây liễu có khi sống giả, cây táo có khi chết giả?

Cây liễu có tốc độ sinh trưởng nhanh, tính thích ứng khỏe, vừa chịu được khô lại vừa chịu được ẩm, còn có thể sinh trưởng ở nơi đất kiềm muối nhạt, và...

Khi chớp mắt, thế giới ngừng trôi?

Thực tế là khi chớp mắt, con người bị tách ra khỏi thế giới xung quanh trong khoảnh khắc. Song hiếm khi ta nhận thức được điều này bởi vì những phẩn...

Vì sao đá quý lại có nhiều màu sắc?

Đá quý có nhiều màu sắc lấp lánh gợi sự ham thích của mọi người. Vẻ đẹp kỳ lạ của đá quý do đâu mà có? Qua các phân tích hoá học và phân tích quang...

Vì sao phải phân loại để thu gom rác thải thành phố?

Cùng với sự phát triển của công nghiệp và mức sống ngày càng nâng cao, lượng rác thải cũng ngày càng tăng. Nên xử lí rác thải như thế nào đã trở thành...

Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không?

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên...

Làm thế nào biến đường đỏ thành đường trắng?

Đường trắng thường được gọi là đường mía vì được chế tạo từ nước ép cây mía. Ở một số nước xứ lạnh, đường trắng được chế tạo từ nước ép củ cải đường.

Vì sao người ta chia ra hai loại số hữu tỉ và số vô tỉ?

Câu hỏi này liên quan đến một câu chuyện cổ lí thú.