Cánh tay người máy tại sao có thể vận động linh hoạt

Với người máy, ngoài "bộ óc" thì tay và chân cũng có ý nghĩa quan trọng. Tay người máy phải mô phỏng được chức năng của ngón tay và bàn tay con người một cách cao nhất. Như vậy, nó mới có thể thay người để làm các công việc khác nhau.

Ngón tay của con người rất linh hoạt, nó có thể mở về phía bên trái bên phải, lại có thể cong tự do. Ngón tay vừa khép vào nhau vừa khum lại là có thể vốc nước lên. Ngón tay mở ra một chút là thành cái sàng. Mở ra rộng hơn thì dùng làm lược để chải đầu, Xòe mở hẳn ra thì có thể làm cái đĩa đựng đồ. Còn về chức năng cầm nắm của ngón tay thì còn nhiều hơn. Ví dụ như ngón tay cái đối diện với các ngón khác thì có thể nắm lấy đồ vật khá to. Khi đầu ngón tay cái đối diện với các đầu ngón khác thì có thể nhón lấy các đồ vật rất mỏng, rất nhỏ bé v.v.

Tay người máy được tạo thành bởi các bộ phận như cẳng tay, cổ tay, đòn tay. Cẳng tay và đòn tay có thể co duỗi ngửa úp và lay động. Cổ tay dùng để nắm bắt đồ vật và giúp ngón tay làm việc. Bộ phận này trực tiếp quan hệ với tính linh hoạt của tay rôbốt.

Muốn cho người máy sử dụng được linh hoạt thì phải làm cho nó có thể tự do vận động trong một phạm vi không gian nhất định. Trình độ vận động tự do này gọi là "độ tự do" của người máy. Ví dụ cánh tay của robot có thể tự ý hoạt động các hướng trước sau, trái phải, thông qua tác dụng khớp vai; có thể lật sấp đưa lên đưa xuống, lắc qua lắc lại, quay tròn. Khả năng này của người máy gọi là "độ tự do" của robot. Độ tự do cao thì động tác của người máy càng linh hoạt, tính thích ứng càng cao, tác dụng càng rộng rãi.

Để cho tay rôbốt có được tự do tương đối cao, người ta đã lắp đặt bộ cảm biến cho ngón tay robot. Với sự dẫn dắt của bộ cảm biến, tay người máy không những rất linh hoạt mà có thể đạt được vị trí con người yêu cầu. Các nhà khoa học dự báo rằng trong tương lai gần thì ngón tay người máy có thể linh hoạt đến mức có thể xâu kim được. Đến lúc đó nếu như bà lão mắt mờ muốn làm việc khâu vá thì cũng chẳng phải sai bảo con cháu giúp nữa, chỉ yêu cầu người máy là xong.

Côn trùng có "mũi" và "tai" không?

Mùa xuân, mùa hoa đào nở, trăm hoa đua sắc, ong bướm bay lượn, nhiều côn trùng đang lấy mật truyền phấn trong những lùm hoa, thật là một cảnh tượng tấp nập. Ong và bướm có thể ngửi được mùi hoa của các loại hoa quả, lẽ nào chúng cũng có "mũi" sao?

10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới

Chúng là những sinh vật nổi danh từ lâu như sư tử, cá mập trắng hay rắn mang bành, đến những loài quá quen thuộc xung quanh mà thậm chí bạn quên mất...

Tại sao chó là động vật đầu tiên mà loài người thuần hoá thành công?

Các nhà động vật học cho rằng, thuần hoá trên thực tế là một hiện tượng cộng sinh, hai sinh vật khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, thực ra là một việc tốt.

Nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là ai?

Nhà nữ du hành vũ trụ đẩu tiên trên thế giới là Valentina Trereskova của Liên Xô trước đây. Ngày 16/06/1963, bà một mình đã lái tàu vũ trụ “Phương...

Tại sao lạc mốc hoặc nảy mầm thì không thể ăn được?

Vào mùa mưa, chúng ta thường phát hiện rất nhiều hạt lạc lên một lớp mốc xám đen. Lạc mốc thì có thể ăn được không? Nói chung không nên ăn lạc mốc.

Vì sao rùa biển chết hàng loạt?

Năm 1983, nhiều nơi trên thế giới người ta bỗng phát hiện thấy rùa biển chết hàng loạt. Có phải vì chúng thiếu thức ăn nên bị chết đói không?

Vì sao ở Trung Quốc người ta gọi định lí Pitago là định lí tam giác?

Trong hình học phẳng có định lí nổi tiếng: Trong một tam giác vuông tổng bình phương các cạnh của góc vuông bằng bình phương cạnh huyền.

Tại sao trồng ngô xen kẽ với trồng đậu tương có thể tăng sản lượng?

Ngô và đậu tương trồng với nhau, theo lí mà nói, hai loài tranh nhau chất dinh dưỡng trong đất, nhưng thật kì lạ, chúng lại rất hợp nhau. Hóa ra, hai...

Tại sao con mực có thể phun ra mực?

Mực thuộc loài động vật nhuyễn thể, đặc điểm lớn nhất của nó là trong bụng có "nang mực", bên trong chứa đầy mực.