Like
Share
Copy link
Đêm mùa hè sao đầy trời, ngửa đầu nhìn lên các sao đều đang nhấp nháy. Thực ra sao không có mắt, làm sao lại nháy được? Vậy tại con mắt của ta nhìn sai hay sao?
Không phải thế! Mặc dù ta mở to mắt vẫn thấy ánh sáng của các ngôi sao như nhấp nháy lung linh'. Đó là vì sao? Đó là vì không khí gây nên trò ảo thuật. Như ta đã biết, không khí không phải đứng yên, không khí nóng bốc lên, không khí lạnh lắng xuống, ngoài ra còn có gió thổi. Nếu có thể nhuộm mầu lên không khí ta sẽ thấy nó luôn luôn cuồn cuộn đủ các sắc màu. Ánh sáng các ngôi sao trước khi đến mắt ta đã phải đi qua các tầng không khí. Vì nhiệt độ và mật độ các khu vực khác nhau, nên không khí luôn chuyển động. Như vậy mức độ bị chiết xạ của tia sáng sẽ khác nhau. Ánh sáng của các ngôi sao khi đi đến đây đã kinh qua nhiều lần chiết xạ, lúc tụ lúc tán. Chính vì lớp không khí không ổn định chắn ngay trước mặt chúng ta khiến cho ta thấy các ngôi sao như đang nhấp nháy.
Tại sao những chiếc lá màu đỏ cũng có thể tiến hành quang hợp được?
Vì sao có thể nói toán học là khoa học về quan hệ tức “quan hệ học”?
Có phải đường ray tàu hỏa chỉ có một khổ?
Tại sao đến mùa thu có một số lá cây lại chuyển sang màu đỏ?
Trong trường hợp không có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông thì xe cộ đi lại như thế nào?
Vì sao khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang có rất nhiều ao hồ?
Vì sao phương pháp thay thế dần ngày càng tỏ ra quan trọng?
Tại sao đằng sau ô tô có kéo theo một cái "đuôi sắt"?
Tại sao dùng gương cầu lồi có thể tạo ra lửa?