Vì sao nói Trung Quốc là quốc gia thiếu nước?

Ngày nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước, trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Tổng lượng nguồn nước Trung Quốc không ít, xếp thứ 6 trên thế giới, nhưng chia bình quân đầu người thì rất ít, chỉ xếp thứ 109.

Theo thống kê trong số 660 thành phố của Trung Quốc có hơn 300 thành phố thiếu nước, hơn 100 thành phố thiếu nước nghiêm trọng, hàng ngày thiếu khoảng 15 triệu tấn. Việc cung cấp nước không đủ đã gây ảnh hưởng rất lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Một bộ phận ở miền núi, thảo nguyên, bờ biển và hải đảo của Trung Quốc có 60 triệu người và 45 triệu gia súc gặp khó khăn về nước. Mấy năm nay, nước ngọt ngày càng thiếu nghiêm trọng. Năm 1997 trạm nước Lợi Tân ở Sơn Đông thuộc lưu vực sông Hoàng Hà bị đứt dòng 220 ngày, hạ lưu sông Hoàng Hà đứt dòng dồn dập, hơn nữa phía trên đứt dòng mãi đến tỉnh Hà Nam, ven hai bờ sông tình hình cung cấp nước cho hàng chục vạn người rất khẩn cấp. Những vùng vốn dựa vào nước sông Hoàng Hà để chống hạn như Tế Nam, Thanh Đảo, Diên Đài, Uy Hải mấy năm gần đây đều mất nước, suối Cước Đột bị cạn, suối Lao Sơn cũng đứt dòng.

Nước bị ô nhiễm cũng là một nhân tố quan trọng gây ra thiếu nước. Theo thống kê, 80% nước ô nhiễm của Trung Quốc chưa qua xử lí đã trực tiếp thải vào vùng có nước, 1/3 chiều dài sông bị ô nhiễm, đã làm cho 240 km đường sông tôm cá mất tích, trên 90% thành phố nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ngoài ra sự lãng phí nguồn nước ở Trung Quốc cũng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho nguy cơ thiếu nước ngọt tăng lên. Ví dụ các vùng như Hoa Bắc, Tây Bắc và lưu vực sông Hoàng Hà vốn đã thiếu nước nhưng vẫn dùng phương thức tưới lạc hậu để tưới ruộng, do đó hiệu suất sử dụng nước chỉ đạt 40% - 55%. Một mặt là về mùa khô thiếu nước, mặt khác về mùa lụt nguồn nước ngọt quí báu lại chảy tuột xuống biển. Việc sử dụng nước cho công nghiệp ở thành phố cũng lãng phí nghiêm trọng, so với các nước phát triển có khoảng cách rất xa. Ở Nhật giá trị 1 vạn đồng sản phẩm chỉ tiêu hao 20 – 30 tấn nước, còn ở Trung Quốc như Thanh Đảo là 97 tấn, ở Tây An, Lan Châu là 400 tấn.

Vì vậy các chuyên gia thủy lợi kêu gọi phải nhanh chóng xây dựng một loạt công trình thủy lợi làm nòng cốt, xây dựng tập quán xã hội tiết kiệm nước, tăng số lần sử dụng lặp lại. Tăng cường bảo vệ môi trường cũng khiến cho nguồn nước vốn chỉ có hạn sẽ tránh được ô nhiễm.

Từ khoá: Nguồn nước; Nước ngọt. Ô nhiễm nước; Hiệu suất sử dụng nước.

Vì sao kính thuỷ tinh chống đạn lại chống được đạn?

Theo như tên gọi, thủy tinh chống đạn là loại kính thuỷ tinh có khả năng chống đạn xuyên. Vì sao thuỷ tinh chống đạn lại có khả năng chống đạn xuyên...

Tại sao cần phải hạn chế số lượng xe gắn máy chạy xăng?

Xe gắn máy là một phương tiện giao thông kiểu mới được mọi người hoan nghênh, do có đặc điểm điều khiển dễ dàng, xe chạy linh hoạt, nhanh, nhỏ nhẹ,...

Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?

Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của...

Tại sao mạng lưới giao thông ở thành phố lại xây dựng với nhiều hình thức khác nhau?

Trước kia, ai đến Bắc Kinh cũng đều có một ấn tượng sâu sắc đối với mạng lưới giao thông của thành cổ Bắc Kinh: Phần lớn các con đường đều theo hướng...

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?

Dùng đầu cái kim xuyên vào tờ giấy, cái kim xuyên thủng một lỗ nhỏ trên giấy rất dễ dàng. Nếu quay ngược kim lại, lấy cái đầu cùn hơi tròn tròn xuyên vào giấy thì không mấy dễ dàng xuyên thủng được giấy...

Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

Những người thăm dò địa chất và vận động viên leo núi hoạt động trên núi cao thường hay gặp chuyện lúng túng như thế này: nước trong nồi cơm sôi sùng sục đã lâu, hơi nước bốc nghi ngút, song cơm trong nồi vẫn sống.

Vì sao có thể dùng máy bay vũ trụ để phóng và thu hồi vệ tinh?

Máy bay vũ trụ có nhiều công dụng, trong đó phóng và thu hồi vệ tinh là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...

Con dế có kêu bằng miệng không?

Buối tối mùa thu, trong lùm cỏ, dưới góc tường thường sẽ phát ra tiếng "tuýt! tuýt!", đây là tiếng kêu của con dế - loài côn trùng mà các bạn nhỏ rất thích.