Con tê tê bắt kiến như thế nào?

Tê tê còn được gọi là xuyên sơn giáp, toàn thân được phủ lớp vảy cứng, giống như võ sĩ thời cổ đại khoác áo giáp sắt vậy, nhưng tính cách của nó lại rất ôn hoà, chưa bao giờ đánh nhau với các động vật lớn khác.

Trong miệng của tê tê không có một chiếc răng nào, chỉ có một chiếc lưỡi dài mảnh. Không có răng thì chúng nhai thức ăn bằng cách nào nhỉ? Bạn đừng lo, bởi vì thức ăn mà chúng ăn là kiến và mối, không cần phải nhai, miệng có kết cấu này rất thích hợp để chúng bắt mồi.

Khi tê tê phát hiện thấy một hang kiến, nó liền duỗi móng sắc nhọn như móc câu, vừa đào vừa bới, phá hoại một cách trắng trợn, đuổi đàn kiến từ trong hang ra. Sau đó, chúng lại thè lưỡi dài như chiếc thắt lưng ra để liếm sạch đàn kiến chạy qua, mỗi một lần liếm thì có hàng trăm, hàng nghìn con kiến bị dính lên trên lưỡi và trở thành thức ăn trong bụng chúng.

Đôi khi tê tê không muốn bỏ ra nhiều công sức để đào hang kiến, mà sẽ bố trí một cái tròng để dụ dỗ câu kiến lên.

Cái tròng của tê tê rất thú vị, trước tiên nó giả vờ nằm chết bên hang kiến, mở rộng tất cả vảy trên toàn thân, từ bên trong toả ra mùi tanh nồng nặc, bay từng đợt vào trong hang kiến. Đàn kiến ngửi thấy mùi này lần lượt chui ra khỏi hang, nhìn thấy tê tê giả vờ chết, tưởng rằng đã phát hiện được một núi thịt. Do vậy, vô số kiến trèo lên trên thân của tê tê. Tê tê nhìn thấy thời cơ đã đến liền căng cơ thịt toàn thân, làm toàn bộ vảy khít lại với nhau, nhốt đa số kiến vào trong vảy. Sau đó, tê tê mang đầy kiến trên thân, nhảy vào trong hồ ao mới thả lỏng vẩy ra, lắc mình mấy cái, đàn kiến liền từ từ rơi xuống, trôi trên mặt nước. Lúc này, tê tê mới thè lưỡi dài ra, liếm sạch đàn kiến trên mặt nước.

Tê tê không chỉ ăn kiến, mà còn rất thích ăn mối. Chúng ta biết rằng, mối là kẻ đầu sỏ chuyên phá hoại rừng, còn tê tê lại hoàn toàn là đối thủ một mất một còn của loài mối. Chỉ riêng một con tê tê, một ngày có thể ăn hết 1 kg mối, như thế đã bảo vệ 230 mẫu rừng (mẫu Trung Quốc) không bị mối phá hoại. Vì tê tê đã lập được công lao to lớn như vậy, nên được người ta gọi là "vệ sĩ trung thực của rừng".

Tại sao khi gõ vào đồ sứ có thể phán đoán được chất lượng?

Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá.

Vì sao kinh tế học hiện đại vận dụng rất nhiều kiến thức toán học?

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp phải rất nhiều vấn đề về kinh tế, ví dụ, làm sao có thể mua được đồ với giá cả hợp lý nhất, làm sao có...

Bộ phận nào của cơ thể có khả năng dự trữ cao nhất? Dịch hoàn hay buồng trứng?

Lúc mới sinh, mỗi buồng trứng chứa đến hàng trăm ngàn cái trứng, một số lớn bị thoái hóa trước tuổi dậy thì. Suốt cuộc đời người phụ nữ thường chỉ có...

Vì sao tóc cũng có thể dùng để đo lường ô nhiễm môi trường?

Napoleon, nhân vật làm mưa làm gió ở Châu Âu thế kỉ XIX đã mất năm 1821. Cái chết của ông vì có nhiều lời đồn đại nên đã trở thành một bí mật trong...

Huyết quản nhân tạo có thể thay thế cho huyết quản tự nhiên không?

Trong cơ thể người có mạng huyết quản phân bố khắp cơ thể. Máu theo huyết quản tuần hoàn trong khắp người và nuôi sống con người.

Tại sao cây ngân hạnh lại được gọi là "hóa thạch sống"?

Cây ngân hạnh là loại cây đặc sản của Trung Quốc. Trên thế giới chỉ có một số nước lấy giống từ Trung Quốc trồng được thôi.

Tại sao con người lại săn bắt cá voi?

Cá voi là loài động vật khổng lồ to lớn nhất trên Trái đất, nhưng chúng lại là loài động vật hiền từ của biển cả. Trọng lượng của những con cá voi có...

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Vành của Thổ tinh thực chất là gì?

Thổ tinh là một hành tinh rất đẹp. Vòng ngoài xích đạo của nó có một vành sáng, giống như một người đội mũ vành rộng.